Home » Chuyện lạ Thái Nguyên
Sông Công:Vụ việc “thánh cô ” chữa bệnh bằng cách “dẫm, đạp”;Viện Nghiên cứu & Ứng dụng TNCN lên tiếng bảo vệ.
TNTT-Viện Nghiên cứu & Ứng dụng TNCN kiến nghị Bộ Y tế chỉ đạo các cơ quan của ngành sớm có kết luận chính thức về ‘khả năng đặc biệt của cô Phú Thái Nguyên’.
Liên quan đến vụ việc của cô Phú Thái Nguyên đang gây xôn xao dư luận, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Nguyễn Phúc Giác Hải, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho biết, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người và Công ty Luật TNHH Trí Tuệ - đại diện bảo vệ quyền lợi cho cô Phạm Thị Phú sẽ gửi đơn kiến nghị đến Bộ Y tế và một số cơ quan ban ngành liên quan.
Đơn kiến nghị này đã ra những cơ sở pháp lý về hoạt động của Cơ sở Tẩm quất Ban Mai do cô Phạm Thị Phú (TP Sông Công, Thái Nguyên) làm chủ.
Các giấy tờ được đưa ra gồm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với “nội dung nghành nghề bao gồm: dịch vụ tẩm quất, nhà nghỉ, hàng tạp hóa bánh kẹo, đường sữa các loại, chè khổ, thực phẩm”; Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để kinh doanh; Giấy chứng nhận của trường ĐH Y Thái Nguyên chứng nhận cô Phú đã hoàn thành khóa học xoa bóp bấm huyệt; Giấy chứng nhận của Học viện Y Dược học Cổ truyền chứng nhận cô Phú đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng Nhân viên kỹ thuật xoa bóp.
Đơn kiến nghị mà hai đơn vị này soạn thảo cũng khẳng định, cô Phạm Thị Phú đã giúp cho khách hàng nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật và nâng cao tuổi thọ… Thực chứng cho thấy, đã có nhiều người khỏi hoặc đỡ bệnh khi nhờ bà hỗ trợ. Có nhiều hồ sơ đã được được lưu tại Bộ môn Cận tâm lý thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người.
Trên thế giới, ở một số nước có nền khoa học phát triển như Mỹ, Nga… việc chữa bệnh bằng năng lượng sinh học không dùng thuốc đã được công nhận.
Người dân tụ tập tại cơ sở tẩm quất của cô Phú.
Viện này cũng kiến nghị Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo các cơ quan của ngành sớm có kết luận chính thức về “khả năng đặc biệt của cô Phú”.
Theo ông Nguyên Phúc Giác Hải , có rất nhiều hiện tượng vô cùng đặc biệt về khả năng của con người, trong đó có lĩnh vực chữa bệnh bằng năng lượng sinh học, bằng khí công, dưỡng sinh, yoga... không dùng thuốc. Thậm chí, Đài Truyền hình Liên Xô còn dành cả một kênh truyền hình cách chữa bệnh để mọi người có thể chữa được bệnh nhờ tiếp nhận năng lượng của những người có khả năng đặc biệt qua sóng truyền hình.
"Về trường hợp của cô Phú, cách đây khoảng 2 năm, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người cũng đã nghiên cứu về trường hợp của cô Phú. Tuy nhiên, do điều kiện kinh phí hạn hẹp, Viện chỉ nghiên cứu được khoảng 50 trường hợp. Kết quả có trên 70% đã khỏi bệnh, đỡ bệnh hoặc khỏe lên nhờ được cô Phú tác động động. Hồ sơ nghiên cứu vẫn còn đầy đủ'', ông Hải nói.
Đặc biệt, trước khi đến gặp cô Phú, người bệnh được thăm khám tại bệnh viện xem họ bị bệnh gì. Sau khi được cô Phú tác động, bệnh nhân đó cũng sẽ được kiểm tra lại tại bệnh viện để thấy tình trạng sức khỏe có tiến triển hay không. Các mẫu thống kê về các người bệnh trước và sau khi gặp gỡ cô Phú, được cô này tác động vẫn được lưu giữ.
Khi PV đặt câu hỏi “Tại sao có nhiều trường hợp phản ánh họ không khỏi bệnh hoặc bệnh tình không có chuyển biến tích cực dù đã được cô Phú tác động nhiều lần”, ông Hải trả lời: “Cô Phú có thể dùng năng lượng của mình để giúp người khác khỏi bệnh, đỡ bệnh hoặc khỏe lên. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không có tác dụng. Điều này cũng giống như việc chữa bệnh bằng Tây y, không phải khi nào bệnh nhân cũng khỏi bệnh được”.
Liên quan đến vấn đề này, tin tức trên trang Dân trí cho hay, năm 2008, cô Phú tham gia Đề tài nghiên cứu khoa học về khả năng chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giảm bớt bệnh tật ở một số người của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người (nay là Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam).
Hoạt động nghiên cứu này đã được UBND tỉnh chấp thuận triển khai tại công văn số 1437/UBND-VX và công văn số 944/UBND-VX, ngày 23/6/2009. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, hoạt động nghiên cứu nói trên không đem lại kết quả chính thức, nên ngày 21/7/2010, UBND tỉnh đã ban hành công văn số 1130/UBND-VX về việc chấm dứt không thời hạn hoạt động nghiên cứu khả năng khám chữa bệnh tại Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người đối với cô Phạm Thị Phú.
Ngày 18/9, UBND TP Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) đã ban hành Công văn về việc tạm dừng hoạt động dịch vụ tẩm quất của chủ hộ kinh doanh Ban Mai do bà Phạm Thị Phú (43 tuổi) làm chủ.
Công văn số 971/UBND-VP ngày 17/9 nêu rõ, để có cơ sở kết luận, làm rõ những nội dung theo phản ánh của nhân dân và các cơ quan truyền thông, UBND TP Sông Công yêu cầu bà Phạm Thị Phú tạm dừng hoạt động dịch vụ tẩm quất theo giấy đăng ký kinh doanh số 17B8041715, cấp ngày 11/11/2014, trong thời gian một tháng kể từ ngày 18/9 đến hết ngày 18/10.
Trước đó, Bộ Y tế đã có ý kiến chỉ đạo Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra làm rõ những thông tin mà các cơ quan truyền thông phản ánh về phương pháp chữa bệnh của cơ sở tẩm quất Ban Mai, báo cáo kết quả về Bộ Y tế trong tháng 9
(Theo báo người đưa tin)
Sông Công:Chính thức tạm đình chỉ cơ sở “thánh cô” chữa bệnh bằng cách dẫm đạp lên người bệnh để điều tra.
TNTT-UBND TP. Sông Công đã tiến hành kiểm tra cơ sở tẩm quất của bà Phú - người đang được đồn là “thánh cô” chữa bệnh ung thư bằng giẫm đạp. Theo đó, cơ sở này sẽ bị tạm đình chỉ một tháng để xác minh, điều tra.
-
Thông tin với báo chí, ông Đặng Mộng Điệp - Phó Chủ tịch UBND TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên cho biết, đoàn kiểm tra liên ngành của TP. Sông Công đã tiến hành kiểm tra hoạt động của cơ sở tẩm quất Ban Mai do bà Phú làm chủ.
Ông Đặng Mộng Điệp, Phó Chủ tịch UBND TP. Sông Công: "Tạm đình chỉ một tháng cơ sở tẩm quất Ban Mai để phục vụ điều tra, xác minh".
Theo Phó Chủ tịch TP. Sông Công, trước năm 2010, bà Phạm Thị Phú thực hiện việc khám chữa bệnh theo đề tài nghiên cứu khả năng khám chữa bệnh của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người.
Thực hiện chỉ đạo UBND tỉnh Thái Nguyên, ngày 22/7/2010 UBND Thị xã Sông Công (cũ) yêu cầu bà Phú đình chỉ ngay các hoạt động khám chữa bệnh trên cơ thể con người do không có giấy phép hành nghề y dược tư nhân được cấp có thẩm quyền cấp theo quy định, đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát cơ sở.
Ngày 16/4/2012, bà Phạm Thị Phú đứng tên chủ hộ kinh doanh Ban Mai đăng ký một số ngành nghề như tẩm quất, dịch vụ kinh doanh ăn uống và được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
Hàng trăm người dân từ khắp nơi tìm đến cơ sở xoa bóp của cô Phú Sông Công.
Sau đó, bà Phú tiếp tục đề nghị cấp đổi giấy phép đăng ký kinh doanh điều chỉnh một số ngành nghề: dịch vụ tẩm quất, kinh doanh nhà nghỉ, hàng tạp hóa, thực phẩm...
UBND TP. Sông Công cho biết, qua các lần giám sát kiểm tra trong năm 2013-2014 chưa phát hiện bà Phú có biểu hiện vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở không gây mất an ninh trật tự, không mất an toàn vệ sinh, bà Phú cũng không tổ chức hoạt động tẩm quất. Tuy nhiên theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, bà Phú đã thực hiện.
Bà Phạm Thị Phú "biểu diễn" xoa bóp bằng chân tại thời điểm đoàn liên ngành của UBND TP. Sông Công tiến hành kiểm tra.
“Qua những thông tin hình ảnh đã được phản ánh, chúng tôi cho rằng hoạt động của bà Phú rất phản cảm. Trước mắt, chúng tôi khẳng định việc bà Phú xin đăng ký hoạt động tẩm quất là đủ hồ sơ và điều kiện. Việc có trá hình hay không chúng tôi sẽ giao các cơ quan tiếp tục xác minh, nếu có việc trá hình sẽ dứt khoát phải xử lý theo quy định pháp luật”, ông Điệp cho hay.
“Chúng ta có thể đặt dấu hỏi nghi vấn nhưng để ra văn bản pháp quy phải có đầy đủ cơ sở. Chúng tôi sẽ tiếp tục cho thẩm tra, xác minh. Mặc dù những hình ảnh giẫm đạp đã được đăng tải là phản cảm nhưng để xác định và xử lý theo quy định Luật Khám chữa bệnh thì phải tiếp tục kiểm tra xác minh.
Những hình ảnh đã đăng tải không thể chối cãi được rồi, tẩm quất nếu nằm trên giường, trên phòng chứ không phải như thế. Như tôi đã nói, trước mắt ngay trong tuần này, chúng tôi sẽ ban hành văn bản tạm đình chỉ trong thời gian khoảng một tháng và xin ý kiến Sở Y tế Thái Nguyên.
Về thông tin, mỗi ngày có hàng trăm người đến cơ sở tẩm quất Ban Mai nhưng tại cơ sở này chỉ có một mình bà Phú thực hiện việc xoa bóp, tẩm quất, ông Điệp đưa quan điểm cá nhân: Theo pháp luật hiện hành, không quy định phải có bao nhiêu kỹ thuật viên trong cơ sở tẩm quất. Tuy nhiên theo phản ánh, cũng không phải bà Phú một lúc điều trị cho tất cả khách mà theo thứ tự lần lượt. Thậm chí có người phải đợi tới 2 ngày mới được tẩm quất.
(Tổng hợp)
Sông Công:Bộ Y tế yêu cầu xác minh vụ "cô" Phú giẫm chân chữa bệnh
TNTT-Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Thái Nguyên xác minh việc hành nghề của “Cô Phú Bồ Tát” giẫm lên người để chữa bách bệnh.
Những ngày qua, nhiều người bất ngờ khi chứng kiến những hình ảnh nam, nữ cởi áo, kéo quần để bà Phạm Thị Phú (TP. Sông Công, Thái Nguyên) giẫm lên người nhằm chữa bệnh.
Cách điều trị kỳ lạ này đã được bà Phú thực hiện từ lâu. Nhiều người đã ca tụng bà Phú là “Thần y Phố Cò”, thậm chí gần đây trên mạng xã hội còn có người gọi bà là “Cô Phú Bồ Tát”.
Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền cũng cho biết, vừa qua tại nhiều diễn đàn chia sẻ ảnh hàng trăm người nằm xếp hàng để được bà Phạm Thị Phú giẫm lên người để chữa bệnh. Người này tự nhận có thể chữa đủ thứ bệnh kể cả ung thư, tâm thần, lở loét...
Việc giẫm đạp lên người bệnh được bà Phú lý giải là phương pháp truyền năng lượng vào cơ thể người bệnh (Ảnh cộng đồng mạng chia sẻ).
Trước thông tin này, ngày 15.9, ông Nguyễn Hoàng Sơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên vào cuộc, xác minh việc hành nghề của bà Phạm Thị Phú để trả lời dư luận.
“Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền yêu cầu Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên khẩn trương kiểm tra, xác minh việc hành nghề của bà Phú để trả trả lời cho dư luận và xử lý theo quy định hiện hành, báo cáo về Bộ Y tế trước ngày 30.9”, ông Nguyễn Hoàng Sơn cho hay.
Đại diện Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền Bộ Y tế cũng khẳng định, vụ “Cô Phú Bồ Tát” chữa bách bệnh không phải là vấn đề mới mà đã tồn tại ở thị xã Sông Công, Thái Nguyên từ nhiều năm trước đó. Bộ từng cử đoàn công tác làm việc với Sở Y tế Thái Nguyên về hiện tượng này.
“Quan điểm của Bộ Y tế là trong dân gian có những phương pháp có thể có tác dụng, nhưng tác dụng với cái gì, với bệnh nào, với giai đoạn nào, chống chỉ định cái gì, tác dụng phụ gì… thì phải trả lời bằng nghiên cứu”, đại diện Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền cho hay.
Cũng theo Bộ Y tế, về nguyên tắc, mọi phương pháp chữa bệnh đều phải đảm bảo an toàn, hiệu quả. Việc giám sát các hoạt động khám chữa bệnh ở địa phương trước hết thuộc về chính quyền, cơ quan quản lý y tế địa phương, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động về khám chữa bệnh trên địa bàn.
(Theo tin:báo dân việt)
(Theo tin:báo dân việt)
Sông Công:Lật tẩy 'thánh cô' chữa bệnh bằng cách giẫm đạp lên bệnh nhân
Thánh cô', 'Bồ tát giáng thế' ở Sông Công, Thái Nguyên lan truyền dậy sóng trên mạng ngoài đời 40 tuổi, có quá khứ không liên quan nghề thầy thuốc, từng buôn cá và nước mắm, thâm niên nhiều năm làm mát xa, tẩm quất.
Cổng vào được xd rộng lớn có cửa sắt và barie được bảo vệ nghiêm ngặt |
Cách trung tâm thành phố Sông Công (Thái Nguyên) khoảng 3km, ở xóm Tân Sơn, xã Vinh Sơn,“cơ ngơi” của Phạm Thị Phú, người phụ nữ đang "nổi danh" trên mạng xã hội với biệt hiệu “thánh cô chữa ung thư” rộng đến 5.000m2.
Nhưng khác hoàn toàn với những thông tin lan truyền trên mạng, đại bản doanh của "thánh cô chữa ung thư" có biển hoạt động với tên gọi “Cơ sở Ban Mai” chuyên về… tẩm quất, xoa bóp!.
Người dân từ các khắp tỉnh thành đổ về để nhờ "cô Phú" giúp đỡ
Cơ sở tẩm quất, xoa bóp này tọa lạc trên nửa quả đồi được san gạt để tạo mặt bằng. Nửa phía sau vẫn xanh um những cây đồi như keo, mỡ. Đây là cơ sở mở rộng của chủ nhân từ 2012. Trước đó, “phòng khám” của "cô Phú" đặt ở tổ 12, phường Thắng Lợi, thành phố Sông Công. Do chật chội và số lượng người đến quá lớn, chủ cơ sở phải tìm địa điểm rộng lớn hơn.
Khác hẳn với hình dung về nơi chữa bệnh đậm màu mê tín dị đoan hay có điện thờ, phủ thờ sơn son thếp vàng, mù mịt nhang khói, cơ ngơi của "thánh cô" Phạm Thị Phú khá giản đơn, thậm chí có phần tạm bợ.
Khu nhà chính rộng chừng trăm mét, khoảng sân rộng đổ xi-măng được phủ mái tôn để che mưa nắng. Đây cũng là nơi để các “khách hàng” đến để được phục vụ xoa bóp, tẩm quất.
Ba gian nhà cấp bốn sạch sẽ hơn, được dung làm phòng khách và có thể là nơi nghỉ ngơi của “cô Phú”. Cổng vào khá rộng, được láng xi-măng. Phía sau hai cánh cổng sắt to là một chiếc barie... bằng tre.
Nhiều người phải chầu chực từ 5 giờ sáng
Xe ô tô của khách ngoại tỉnh đỗ thành một hàng dài ngoài đường. Những hôm ít khách, xe máy được để trong sân, có tổ bảo vệ trông giữ. Những hôm ít khách, xe máy được để trong sân, có tổ bảo vệ trông giữ.
Một chiếc bàn gỗ ở mé phải của khu nhà chính, hai nhân viên nữ đảm nhận công việc ghi tên, đăng ký phiếu cho khách. Bên mé trái của tòa nhà chính, la liệt các thức hàng như nước lọc, khăn, trứng luộc, bánh… để phục vụ người nhà bệnh nhân.
Cơ sở này có khoảng chục nhân viên giúp việc, đảm trách các công việc bảo vệ, trông xe, dọn vệ sinh, bán hàng nước, sắp xếp lượt cho người đăng ký.
Thời điểm PV VietNamNet có mặt (15/9), trong khoảng sân rộng, hàng trăm người dân ở mọi độ tuổi, già trẻ lớn bé đã có mặt để chờ đến lượt xoa bóp. Một không khí vừa trang nghiêm, vừa lộn xộn bao trùm.
"Thánh cô" có đủ các bệnh nhân
Vẻ lo lắng hiện rõ trên gương mặt những người ngồi xếp bằng trên mặt sân được trải chiếu. Nhưng họ ít nhất còn hơn rất nhiều người, để đến lượt đã phải chầu chực từ 5 giờ sáng, thậm chí nhiều người phải ở trọ lại thành phố Sông Công để được đến lượt.
Từ "Phú cá" đến người "nổi tiếng"
Không phải cho đến khi mạng xã hội "dậy sóng" vì bức ảnh chụp hàng trăm người cởi trần nằm hàng dài để chờ "cô Phú" chữa bệnh thì cơ sở Ban Mai mới "nổi tiếng", "quá tải" khách hàng. "Thánh cô" giẫm đạp chữa ung thư thực tế đã hành nghề từ hơn chục năm nay.
Theo tìm hiểu, người phụ nữ được phong "thánh cô" chữa bệnh sinh năm 1972, lấy chồng ở Mỏ Chè, thành phố Sông Công, có con cái trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định. Người dân ở Sông Công hay gọi người phụ nữ này là "Phú cá” - biệt hiệu gắn liền với nghề buôn cá và nước mắm trước đây.
Người dân ở Sông Công không ai không biết đến cơ sở của "cô Phú" chữa bệnh.
Và chính quyền cũng không xa lạ. Ông Nguyễn Quý Luân, Phó phòng VHTTDL thành phố Sông Công cho hay, sự nổi tiếng của cơ sở này thậm chí vượt ra ngoài Thái Nguyên, không ít khách hàng đến từ khắp mọi miền cả nước, thậm chí người ở nước ngoài cũng tìm về “nhờ
Khi được hỏi: cơ sở hoạt động này có vi phạm pháp luật hay không, bởi như tin đồn, chủ cơ sở Phạm Thị Phú đã được “phong thần phong thánh”, được người bệnh “tung hô” như một người siêu phàm…, ông Luân lại khẳng định không có chuyện này.
Năm 2014, đoàn liên ngành của thành phố Sông Công từng đi kiểm tra cơ sở hoạt động của Phạm Thị Phú nhưng cơ sở này xuất trình đầy đủ giấy phép kinh doanh, hoạt động, biên bản kiểm tra định kỳ.
"Góc độ cơ quan quản lý văn hóa, chúng tôi thấy cơ sở này không có đền thờ, bàn thờ, hương khói… như những cơ sở khám chữa bệnh của những “thần y” ở nhiều vùng miền khác mượn thần mượn thánh để hành nghề như báo chí đã phản ánh. Người dân tìm đến, họ cũng không mang theo lễ vật, đồ cúng hay hương khói, cầu khấn gì cả” - ông Luân nói với VietNamNet.
Ông Nguyễn Xuân Nhân, Trưởng phòng LĐTBXH thành phố Sông Công cũng cho hay cơ sở này không vi phạm về luật lao động, chưa có bất kỳ điều tiếng gì về an toàn cháy nổ, vệ sinh môi trường hay mất trật tự trị an.
Ô tô xếp hàng dài chờ vào khám bệnh
“Mạng xã hội ầm ĩ về bức ảnh hàng trăm người nằm úp, cởi trần để chờ được chữa bệnh. Tôi cũng không nghĩ cơ sở ấy lại đông người tìm đến như thế. Cũng có nhiều người là bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối” - ông Nhân nói.
Đến phòng y tế thành phố Sông Công, chị Trần Thị Anh Đào, một cán bộ phòng y tế thẳng thắn, từ hơn hai năm nay, phòng y tế không có vai trò quản lý về chuyên môn đối với cơ sở này nữa, vì giấy phép kinh doanh của cơ sở này không phải là chữa bệnh!
"Họ được cấp phép hoạt động tẩm quất, mát-xa… chứ không phải chữa bệnh"- chị Đào khẳng định. Cán bộ y tế cơ sở này còn cho hay, “họ cũng không bán thuốc đông y hay tây y cho bệnh nhân. Nếu chỉ cần có những hoạt động này, phòng y tế thành phố Sông Công sẽ trực tiếp quản lý, giám sát ngay”.
(Theo tin Vietnamnet)
Sông Công:Nghệ sĩ trải nghiệm chữa bệnh bằng cách dẫm đạp của "Cô Phú" nói gì?
TNTT-Theo lời kể của diễn viên Hán Văn Tình, những người đến cơ sở mát-xa của bà Phạm Thị Phú (Thái Nguyên) hầu hết là những người mắc bệnh nan y. Thông tin "cô Phú" chữa "bách bệnh" cũng không ai kiểm chứng...
>>>Sông Công:Thực hư chuyện “thánh cô” chữa bệnh bằng cách dẫm chân lên người bệnh?????
>>>Sông Công:Thực hư chuyện “thánh cô” chữa bệnh bằng cách dẫm chân lên người bệnh?????
Nghệ sĩ Hán văn Tình từng chữa bệnh tại cơ sở “cô Phú” |
Những ngày gần đây, hình ảnh "cô Phú" dùng chân giẫm đạp chữa bệnh lại làm xôn xao cộng đồng mạng vì một người dùng facebook. Có người kể, khi nghe thông tin người phụ nữ này chữa được 100% ca ung thư bệnh viện trả về, đặc biệt là không mất tiền khám chữa bệnh nên gia đình cô đã tìm đến xem thực hư như thế nào. Khi đến nơi thì có khoảng 500-600 người từ Hà Nội, Hòa Bình, Phú Thọ,...xếp hàng la liệt. Kèm hình ảnh là phương pháp chữa bệnh lạ thường, rất đông người nằm xếp hàng để người phụ nữ giẫm chân lên. Ngay lập tức thông tin này đã gây xôn xao dư luận.
Phóng to
Những hình ảnh và lời chia sẻ về "cô Phú" gây xôn xao dư luận.
"Cô Phú" tên đầy đủ là Phạm Thị Phú trú tại xã Vinh Sơn, Sông Công, Thái Nguyên. Người phụ nữ này bắt đầu "hành nghề" từ năm 2004, và đã có rất nhiều người theo chữa bệnh.
Trong những người từng đến nhà "cô Phú" trị bệnh có nghệ sĩ Hán Văn Tình, người bị bệnh ung thư viêm màng phổi di căn từng đến nhà cô Phú để được …truyền năng lượng. Ông chia sẻ: "Sau khi được chẩn đoán mình bị ung thư di căn màng phổi giai đoạn cuối. Các bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung Ương có đưa tôi một phác đồ điều trị nhưng vì điều kiện khó khăn nên gia đình tôi xin được xuất viện. Sau đó được sự giúp đỡ của một người bạn, tôi được các bác sĩ Bệnh viện Hưng Việt điều trị và hỗ trợ thuốc, từ đó đến nay tôi vẫn thăm khám định kì. Hiện sức khỏe của tôi đã ổn định đến 80-90%".
Khi được hỏi về thông tin nghệ sĩ đã từng đến cơ sở của cô Phú để điều trị, ông đã xác nhận và chia sẻ: "Tôi được một người bạn trong nghề là nghệ sĩ Duy Hậu giới thiệu, vì "có bệnh thì vái tứ phương" nên tôi cũng tìm lên với hy vọng có thể chữa được bệnh. Thực hư chữa bệnh khỏi hay không thì tôi cũng không chắc chắn, nhưng khi được "cô Phú" mát-xa thì thấy tinh thần cũng thoải mái, mà tâm lý thoải mái cũng là liệu pháp tốt. Rất nhiều người mắc bệnh nan y đã tìm đến cô với hy vọng cuối cùng sau khi bệnh viện trả về.
Những người giúp việc cho cô Phú theo nghệ sĩ Hán Văn Tình cho biết đó là những bệnh nhân được chữa khỏi ở lại giúp. Cô hoàn toàn miễn phí, ai có lòng thì quyên góp".
Cũng theo lời kể của diễn viên "Đất và Người", trước đây cô Phú làm nghề bán cá, sau đó sau một trận ốm cô tự nhiên có những biểu hiện bất thường hay lang thang ở nghĩa trang. Gia đình có đưa đi chữa trị tại các bệnh viện tâm thần nhưng không xác định được bệnh nên từ đó cô bắt đầu "hành nghề". Mỗi ngày có vài trăm người đến mong cô giúp đỡ.
Theo nghệ sĩ Hán Văn Tình, bệnh nhân khỏi bệnh có rất nhiều lí do, trong đó đầu tiên phải kể đến phác đồ điều trị của bác sĩ, nhưng một phần không kém quan trọng là do tư tưởng của người bệnh phải thoải mái.
Bác sĩ Trần Văn Tuấn, bệnh viện K Hà Nội có lời khuyên cho những bệnh nhân bị ung thư rằng nên tin tưởng vào khoa học, phác đồ điều trị ung thư đã được khoa học chứng minh. Với bệnh nhân ung thư thì nên đến những bệnh viện chuyên khoa ung bướu để được điều trị. Về liệu pháp tâm lí cũng không thể chữa khỏi bệnh đặc biệt là bệnh ung thư.
(Theo Người đưa tin)
Sông Công:Thực hư chuyện “thánh cô” chữa bệnh bằng cách dẫm chân lên người bệnh????
TNTT-Trong khi dư luận hoang mang chưa rõ sự thực về “thánh cô” chữa bệnh bằng cách dẫm chân lên người, một số người tự nhận từng là bệnh nhân của phụ nữ này đã lên tiếng.
Hãi hùng cách chữa bệnh phản khoa học
Hiện tượng “thánh cô” Phạm Thị Phú ở thị xã Sông Công, Thái Nguyên có khả năng chữa bệnh bằng cách dẫm lên người (truyền năng lượng qua chân để thẩm thấu vào người bệnh nhân) không mới, nếu không muốn nói, đã gây tranh cãi hơn một thập kỷ nay. Người phụ nữ này ra “chữa bệnh giúp đời” từ năm 2004, và từ đó đến nay, những huyền bí xung quanh năng lực của “thánh cô” vẫn là một dấu hỏi lớn.
Hiện tượng “thánh cô” Phạm Thị Phú ở thị xã Sông Công, Thái Nguyên có khả năng chữa bệnh bằng cách dẫm lên người (truyền năng lượng qua chân để thẩm thấu vào người bệnh nhân) không mới, nếu không muốn nói, đã gây tranh cãi hơn một thập kỷ nay. Người phụ nữ này ra “chữa bệnh giúp đời” từ năm 2004, và từ đó đến nay, những huyền bí xung quanh năng lực của “thánh cô” vẫn là một dấu hỏi lớn.
Theo thông tin trên một số tờ báo thì điều đáng ngạc nhiên nhất là người phụ nữ này có một quá khứ không bình thường và cách chữa bệnh... quái đản. Bà Phạm Thị Phú vốn là một người bán cá, từng bị bệnh tâm thần năm 2003 và được điều trị tại bệnh viện Tâm thần Trâu Quỳ Hà Nội và bệnh viện Tâm thần Thái Nguyên. Trong thời gian phát bệnh, người phụ nữ này đã trải qua những cảm xúc tiêu cực, không muốn sống, không muốn ngủ ở nhà mà thích ra nghĩa trang nằm, khóc lóc suốt đêm. Nhưng sau khi khỏi bệnh, bà ta bỗng dưng "được ban cho" khả năng chữa bệnh? Trong một lần trò chuyện với đoàn kiểm tra của Bộ Y tế, chính bà này cũng thừa nhận cách chữa bệnh của mình là phản cảm, nhưng lại phân trần, sở dĩ bà phải đem năng lượng ra chữa bệnh cho mọi người vì... có quá nhiều năng lượng trong người, phải phát tán ra giúp đời thì mới thấy dễ chịu, nếu không thì sẽ bứt rứt không yên, hóa điên hóa rồ!?
"Thánh cô" chữa bệnh bằng cách dẫm lên người từng bị bệnh tâm thần.
Những người đã từng chứng kiến cách điều trị của "thánh cô" này miêu tả: bà Phú nhận chữa các loại bệnh như bệnh ung thư, liệt, u hạch, tai điếc, vô sinh... Việc chữa bệnh của người phụ nữ này trải qua 4 công đoạn là: ngồi - nằm ngửa - nằm sấp - quỳ. Khi người bệnh ngồi, bà Phú sẽ dùng chân giẫm lên đầu, vai. Sau đó, người bệnh nằm ngửa, vén áo lên quá ngực để bà dùng châm giẫm lên ngực, bụng. Tiếp đến, người bệnh nằm sấp để bà đứng trên lưng giẫm trong khoảng vài giây. Cuối cùng, bệnh nhân phải quỳ để được "truyền năng lượng" lên lưng. Ngoài chiêu dẫm chân lên người để chữa bệnh, bà này còn dùng một chiếc ống nho nhỏ để thổi năng lượng vào tai hay vào mắt cho bệnh nhân hoặc dùng nước đã được "nạp năng lượng" để rót vào vị trí đau của bệnh nhân. Tại cơ sở của bà này còn có nước đóng chai, trứng gà, lá chè tươi được... truyền năng lượng để cho người bệnh mua ăn, uống cho năng lượng siêu nhiên thấm vào cơ thể.
Cách chữa bệnh nhuốm màu huyền bí của bà Phú.
Kinh hãi hơn, đối với bệnh nhân tâm thần, sau khi được "truyền năng lượng", bệnh nhân còn được các tình nguyện viên cầm hai chân và hai tay nâng lên rồi quay vòng tròn nhanh theo chiều kim đồng hồ, nam 7 vòng, nữ 9 vòng. Có thể sau đó, bệnh nhân được dốc ngược lên, đỉnh đầu nhúng vào chậu nước. Sau đó, bà dùng khăn sạch lau đầu tóc cho khô rồi chữa tiếp…
Không những người lớn mà cả trẻ em cũng được bà Phú chữa bệnh bằng cách dẫm chân lên người.
Việc chữa bệnh của người phụ nữ này gây ra nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Người khen nức lời...
Trong khi nhiều tờ báo, các cơ quan chức năng, đoàn nghiên cứu đã đến mục sở thị cách chữa bệnh có phần kỳ bí, phản cảm, nhuốm màu mê tín của bà Phạm Thị Phú và những người sống xung quanh thì “bóc mẽ” quá khứ của bà (là người bán cá, bị tâm thần một thời gian và chưa từng được đào tạo về y khoa cũng như cách chữa bệnh) thì một số người tự nhận là bệnh nhân của người phụ nữ này lại lên tiếng bênh vực.
Trong khi nhiều tờ báo, các cơ quan chức năng, đoàn nghiên cứu đã đến mục sở thị cách chữa bệnh có phần kỳ bí, phản cảm, nhuốm màu mê tín của bà Phạm Thị Phú và những người sống xung quanh thì “bóc mẽ” quá khứ của bà (là người bán cá, bị tâm thần một thời gian và chưa từng được đào tạo về y khoa cũng như cách chữa bệnh) thì một số người tự nhận là bệnh nhân của người phụ nữ này lại lên tiếng bênh vực.
Năm 2010, tờ Công an nhân dân có đăng tải bài viết với tựa đề "Bộ Y tế cần sớm kết luận về trường hợp chữa bệnh của bà Phạm Thị Phú". Trong đó, tờ này đã ghi lại chia sẻ của nhà văn Lê Lựu, một người từng là bệnh nhân của bà Phạm Thị Phú. Nhà văn này cho rằng, tiềm năng của những người như bà Phú cần được nghiên cứu, trân trọng. Ông viết: “Như nhiều người biết, tôi bị chảy máu não 3 lần, liệt nửa người, nói ngọng, bên cạnh đó là vô khối bệnh như: Tiểu đường (đã hơn chục năm), bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, tiền liệt tuyến, gút, dạ dày, phổi, thận… (đó mới chỉ là những bệnh có trong bệnh án của Bệnh viện 108)”.
Được bạn bè trong giới nghệ sĩ giới thiệu, ông đã đến tìm bà Phú để chữa bệnh. Nhà văn kể: “Hôm đầu tiên lên chỗ cô Phạm Thị Phú, tôi ở trong tình trạng phải có hai người dìu, mất ngủ triền miên, các ngón chân bị lở loét do tiểu đường biến chứng. Sau mấy lần tác động bằng tay và chân của cô Phú, tôi thấy nhẹ hẳn người, điều vui mừng nhất là tôi đã ngủ được, chân hết lở loét và tự đi lại một mình không cần ai dìu được một đoạn khá dài”.
Nhà văn cũng thông tin thêm, trong thời gian chữa bệnh ở đây, ông đã chứng kiến rất nhiều trường hợp đến chữa bệnh và đã khỏi, hoặc bệnh thuyên giảm rõ rệt. Còn bản thân ông, “sức khỏe của tôi khá hơn rất nhiều kể từ khi được cô Phạm Thị Phú chữa bệnh, ai gặp tôi cũng phải ngạc nhiên. Theo nhận xét của tôi, khả năng chữa bệnh đặc biệt của cô Phạm Thị Phú, cũng giống như khả năng đặc biệt của một số nhà ngoại cảm mà khoa học chưa thể giải thích được”.
Trên một số diễn dàn mạng được nhiều người theo dõi, một số người cũng khẳng định mình và người nhà đã từng chữa bệnh ở nhà bà Phú và có hiệu quả. Một người ở Hà Nội khẳng định mình đã khỏi bệnh ung thư nhờ bà Phú viết: “Theo thông tin trên mạng năm 2007, tôi đã lên Sông Công. Qua thời gian được cô Phú tác động tôi thấy sức khỏe được cải thiện. Tôi thấy phần đông đến đây là những người dân nghèo, những người mắc bệnh kinh niên. Qua tìm hiểu, nhiều người đỡ bệnh và đều yêu quí cô Phú. Tôi lại được biết hiện nay Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người, đang nghiên cứu khả năng tác động ngoại cảm của cô Phú lên sức khỏe của con người. Vì vậy tôi thiết nghĩ, mọi đánh giá hiện tại nên thận trọng. Nếu cần tìm hiểu, xin hãy đến Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người (số 1 Đào Tấn) – nơi có đầy đủ giáo sư, thạc sĩ, tiến sĩ – những người bao năm qua, đã lặn lội từ Nam ra Bắc để tìm hiểu và kết luận những nhà ngoại cảm như cô Phan Bích Hằng, bác Liên… để có thông tin chính xác”.
Một người bệnh ung thư chia sẻ chuyện mình đã khỏi bệnh sau khi được "cô Phú" điều trị.
Một người khác cũng cho rằng, bà Phú có "năng lực đặc biệt".
Những bệnh nhân của "thánh cô" chữa bệnh bằng cách dẫm lên người này đều nói về bà Phú với sự tôn trọng nhuốm màu huyền bí, và điều quan trọng nhất họ nhấn mạnh, đó là họ tìm thấy nơi người đàn bà này cảm giác bình an, đáng tin cậy. Phải chăng, chính niềm tin mãnh liệt rằng mình sẽ khỏi bệnh đã cứu họ khỏi sự dòm ngó của Tử thần?
... Người chê không ngớt
Mặc dù nhiều người lên tiếng bênh vực, ca ngợi “thánh cô” Phạm Thị Phú, câu chuyện chữa bệnh bằng cách dẫm chân lên người bệnh nhân của phụ nữ này vẫn là một bí ẩn và cần được lý giải bằng các chứng cứ khoa học thì nhiều người sống tại địa phương đã lên tiếng về năng lực của "thánh cô". Họ cho biết, việc bà Phú có "năng lực siêu nhiên", chữa được bệnh là một điều bất ngờ, vì trước đó, bà này chưa từng được đào tạo về y khoa hay chữa bệnh. Mặt khác, hầu hết dân địa phương đều không đến chữa bệnh tại đây, mà hầu như chỉ có người ở các tỉnh khác nghe tin đồn, ùn ùn kéo đến.
Mặc dù nhiều người lên tiếng bênh vực, ca ngợi “thánh cô” Phạm Thị Phú, câu chuyện chữa bệnh bằng cách dẫm chân lên người bệnh nhân của phụ nữ này vẫn là một bí ẩn và cần được lý giải bằng các chứng cứ khoa học thì nhiều người sống tại địa phương đã lên tiếng về năng lực của "thánh cô". Họ cho biết, việc bà Phú có "năng lực siêu nhiên", chữa được bệnh là một điều bất ngờ, vì trước đó, bà này chưa từng được đào tạo về y khoa hay chữa bệnh. Mặt khác, hầu hết dân địa phương đều không đến chữa bệnh tại đây, mà hầu như chỉ có người ở các tỉnh khác nghe tin đồn, ùn ùn kéo đến.
Một người ở địa phương khẳng định, người dân quanh vùng không ai chữa bệnh tại nhà bà Phú.
Bên cạnh đó, một số người có người nhà từng chữa bệnh tại đây cũng cho hay, họ không thực sự khỏi bệnh như lời đồn thổi. Trên một diễn đàn dành cho phụ nữ, một phụ nữ kể lại, mẹ chồng mình từng mê mẩn "cô Phú", thích được đến nghe "cô" nói chuyện và truyền năng lượng với hy vọng sẽ khỏe mạnh trở lại. Tuy nhiên, về khía cạnh tinh thần, bệnh nhân có được cải thiện, nhưng về thân thể thì bệnh vẫn hoàn bệnh.
Một phụ nữ kể chuyện mẹ chồng chữa bệnh chỗ "cô Phú".
Không ít người cho rằng, cách chữa bệnh như thế này chỉ có ý nghĩa là liệu quáp tinh thần, chứ không thể khỏi bệnh được. Nhiều người đã chứng kiến người thân của mình tiền mất tật mang vì tin vào "siêu năng" của "Thánh cô" này.
Một người đã chứng kiến người thân tiền mất tật mang vì tin vào "siêu năng" của bà Phú.
Rõ ràng, cách chữa bệnh như nói ở trên của bà Phú đượm tính hoang đường, mê tín và không có cơ sở khoa học. Chính bản thân bà Phú cũng khẳng định, mình không chữa khỏi được tất cả các bệnh. Vậy lý do gì đã khiến bà này có nhiều "tín đồ" đến vậy? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin thêm đến quý bạn đọc về vấn đề này.
(Tổng hợp)
Đại hội võ cổ truyền Việt Nam:Đoàn Thái Nguyên khiến người xem thót tim với các màn trình diễn độc đáo.
Đại hội Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam – Cúp Thăng Long lần thứ nhất 2015 được diễn ra tại Cung điền kinh trong nhà (Mỹ Đình, Hà Nội) với nhiều các tiết mục độc đáo và hấp dẫn khiến người xem phải thót tim như:Dùng mắt kéo ô tô, đóng đinh vào người, nằm trên ván đinh để ô tô đè qua, bẻ gãy thương bằng yết hầu, , đập gạch trên đầu... đó là những màn biểu diễn khí công hết sức công phu và điêu luyện của các võ sinh Việt Nam.
trong đại hội lần này đoàn Thái Nguyên cũng tham gia với nhiều các tiết mục độc đáo như :Dùng 8 ngọn giáo đâm vào 8 huyệt đạo trên người của võ sinhTrần Thị Hồng Anh 25 tuổi với màn trình diễn công phu Bát thương thích huyệt,hay như Màn trình diễn của võ sinh Nguyễn Thị Thu Huệ (15 tuổi) Huệ dùng bụng kéo xe ô tô 7 chỗ,Công phu dùng răng nâng xe đạp do võ sư Tô Quang Định.
trong đại hội lần này đoàn Thái Nguyên cũng tham gia với nhiều các tiết mục độc đáo như :Dùng 8 ngọn giáo đâm vào 8 huyệt đạo trên người của võ sinhTrần Thị Hồng Anh 25 tuổi với màn trình diễn công phu Bát thương thích huyệt,hay như Màn trình diễn của võ sinh Nguyễn Thị Thu Huệ (15 tuổi) Huệ dùng bụng kéo xe ô tô 7 chỗ,Công phu dùng răng nâng xe đạp do võ sư Tô Quang Định.
Chiều 10.8 tại Cung điền kinh trong nhà (Mỹ Đình, Hà Nội) đã diễn ra các tiết mục biểu diễn khí công của các võ sư, võ sinh Việt Nam. Trong ảnh là phần chuẩn bị biểu diễn của phái Lâm Sơn Động - Hà Nội. Các võ sinh đóng đinh vào người biểu diễn tiết mục Lưu đinh nội nhục.
Võ sinh Nguyễn Văn Tuấn với 2 cây đinh đóng trên vai nối dây đã kéo chiếc xe ô tô nặng 2 tấn đi một quãng đường dài.
Hai cây đinh đóng trên vai võ sinh Tuấn nhưng anh không hề chảy máu hay bị rách da sau phần biểu diễn.
Võ sinh đoàn Quảng Ninh biểu diễn nằm lưng trần trên ván đinh...
... sau đó, cho xe ô tô chạy qua người. Phần thi hết sức nguy hiểm nhưng võ sinh đã hoàn thành xuất sắc.
Một màn biểu diễn ô tô đè qua người của một võ sinh khác.
Tiết mục mạo hiểm móc sắt vào mắt kéo ô tô mang tên Nhãn bì lôi công. Chiếc xe 7 chỗ được kéo đi một quãng đường xa bằng hai mắt võ sư Trương Văn Dự, môn phái Lâm Sơn Động, Hà Nội.
Màn trình diễn của võ sinh Nguyễn Thị Thu Huệ (15 tuổi) đến từ môn phái Duy Thắng, tỉnh Thái Nguyên. Huệ dùng bụng kéo xe ô tô 7 chỗ.
Đến buổi tối 10.8, các tiết mục biểu diễn khí công với binh khí tiếp tục được diễn ra. Trong ảnh là mang biểu diễn của nữ võ sinh Trần Thị Hồng Anh 25 tuổi đến từ Thái Nguyên với màn trình diễn công phu Bát thương thích huyệt. 8 ngọn giáo đâm vào 8 huyệt đạo trên người võ sinh, sau đó, đặt chồng gạch sau gáy rồi lấy búa đập vỡ.
Tiết mục Thiết bố sam công của võ sinh Bùi Quan Điền dùng 3 hòn gạch đặc để trên đầu rồi lấy búa đập vỡ.
Dùng chân trần đá vỡ 3 viên gạch xếp liền nhau.
Công phu dùng răng nâng xe đạp do võ sư Tô Quang Định đoàn Thái Nguyên trình diễn.
Dùng gậy gỗ đập mạnh vào yết hầu khiến gậy gỗ gãy làm đôi.
Võ sinh Nguyễn Thanh Tùng môn phái Lâm Sơn Động để quả dừa dưới tay rồi để bạn đồng môn lấy đá ném vào tay vỡ dừa.
Tiết mục Nhất thương thích phúc tức đặt ngọn thương trên bụng rồi đập vỡ gạch trên cán thương của võ sư Mai Hữu Tuấn đoàn Lâm Sơn Động.
(Tổng hợp)
Đại Từ:Kỳ lạ vùng đất chữa bệnh bằng mẹo và hiệu quả khó tin
TNTT- Những vị "thần y" tại xóm La Hồng (xã Mỹ Yên, Đại Từ, Thái Nguyên) này không chỉ nổi tiếng bởi phương thuốc chữa bệnh "độc nhất vô nhị" của mình, mà họ còn có chung một tôn chỉ "không được xem trọng đồng tiền hơn y đức". Nhiều người luôn cho rằng, vùng đất này rất lạ, lạ từ con người đến cách chữa bệnh. Gãy xương tay trái thì đắp tay phải, đau chỗ nọ thì đắp chỗ kia, đi hái thuốc phải kiêng chuyện phòng the...
Vùng đất phát tích lương y
Vùng đất phát tích lương y
Men theo con đường nhỏ xóm núi, chúng tôi đến vùng đất được mệnh danh là nơi ẩn chứa nhiều điều đặc biệt, được đắm mình trong bạt ngàn cây xanh dưới chân núi Tam Đảo, được "say" hương thuốc của những vị "thần y" nơi đây. Có lẽ những con người sinh ra tại vùng núi miền sơn cước này đã quá quen từng cánh rừng, ngọn suối. Ký ức tuổi thơ của họ vẫn nhớ như in hình ảnh đôi chân bé thoăn thoắt theo cha vào rừng tìm những vị thuốc quý hiếm về chữa bệnh cho dân làng. Cũng chính vì vậy mà ngay từ nhỏ họ đã nhớ mặt, biết tên những loại thuốc quý, tự mình sáng chế ra những phương thuốc chữa bệnh đến kỳ diệu.
Nhấp chén trà nóng, lương y Nghiêm Xuân Thành (SN 1950), Chủ tịch hội Đông y xã Mỹ Yên hơn 20 năm qua, người nắm giữ nhiều bài thuốc quý hiếm chia sẻ: "Nhiều người cũng đã hỏi tôi vì sao cái xóm nhỏ này lại ẩn chứa nhiều cái "lạ" như vậy. Quả thực, ngay bản thân chúng tôi cũng không thể giải thích được. Chỉ nhớ rằng, đây là vùng đất có nhiều sản vật quý hiếm, những con người nắm được cái "thần" của thuốc, họ sử dụng cây thuốc bằng những cách riêng để đánh tan bệnh tật".
Lương y Nghiêm Xuân Thành. |
Có lẽ, ít người có thể ngờ rằng, tại vùng đất mà mỗi khi người ta nhắc đến đều rùng mình nghĩ ngay tới chốn lam sơn chướng khí, ma thiêng nước độc, đêm đến là nghe thấy tiếng gió gào thét trong những thung lũng hẹp. Nhưng từ những lời bộc bạch rất chân thành của vị Chủ tịch hội Đông y này thì đây là một vựa lớn những vị thuốc độc đáo, phương pháp chữa bệnh "có một không hai" của những vị lương y chân đất.
Ông Thành cho biết, chỉ tính riêng xóm La Hồng đã có bốn thầy thuốc chữa bệnh rất giỏi, đều là phương thuốc gia truyền. Ông Vĩnh ở đầu xóm chữa bệnh về xương, khớp, phương thuốc của ông ấy rất lạ, chỉ vài thứ cây ở chân núi khi đắp vào cũng khiến cho người bệnh cảm thấy thoải mái, thư thái.
Đi khoảng 200m là đến nhà ông Nghị, người nổi tiếng bó gãy xương. Ông cũng có một cái mẹo vô cùng đặc biệt mà ít người học được. Nhiều người từ xa cũng lặn lội đến để chờ ông nắn xương, đắp thuốc, thời gian chữa chỉ trong vòng 20 ngày, tiết kiệm chi phí.
Ông Nghị được cha truyền cho phương pháp chữa bệnh này, cha ông cũng học nghề từ một vị cán bộ tiền khởi nghĩa. Đi thêm 300m, rẽ phải là đến nhà ông Chín, có biệt tài chữa bệnh xương, thận, gan. Thuốc của ông Chín cũng chủ yếu là cây, lá trên núi... chỉ có điều, khi đi hái dược liệu về chữa bệnh phải tuyệt đối kiêng chuyện phòng the.
"Xã tôi có đến 11 vị lương y, ai cũng có một bài thuốc chữa bệnh của riêng mình, bí quyết họ chỉ truyền cho con cháu trong nhà, những phương thuốc hay cách chữa bệnh của họ đều khá bí ẩn. Có lẽ, mỗi người đều đã nắm được cái "thần" của bài thuốc", ông Thành cho biết thêm.
Khi nhắc về cái duyên để có những bài thuốc vô cùng quý báu của mình, ông Thành trầm ngâm: "Ngày trước tôi bị viêm ruột mãn tính rất nặng, chạy chữa khắp nơi không khỏi, sau đó tôi đã tìm đến một thầy thuốc cao tay chữa khỏi bệnh chỉ bằng một vài thảo dược. Chính nhờ đó mà cái "duyên" và thuốc đến với tôi. Tôi đã xin thầy chỉ bảo, hướng dẫn cho phương thuốc chữa bệnh viêm ruột mãn tính này. Ban đầu thầy từ chối nhưng vì thấy tôi có lòng thành muốn học nghề thuốc nên thầy đã truyền dạy. Khi về nhà, tôi tự nghiên cứu, tìm hiểu và sáng chế ra rất nhiều vị thuốc khác nhau".
Cách chữa bệnh “lệch pha” hiệu quả đến khó tin
Theo sự hướng dẫn của ông Thành, chúng tôi tìm đến nhà ông Dương Thanh Nghị (SN 1935), người đang sở hữu phương pháp chữa gãy xương có phần "lạ" và độc đáo.
Ông Nghị nhớ lại, bố ông là người nắm giữ nhiều bài thuốc quý, chính vì thế ngay từ nhỏ ông đã theo bố lên núi hái thuốc. Ông có một trí nhớ rất tốt nên mỗi loại thuốc, vị thuốc chữa loại bệnh gì ông đều "khắc cốt ghi tâm". Khi lớn lên ông được cử đi học một lớp sư phạm.
Năm 1968, ông được nhận nhiệm vụ đặc biệt trong ngành tình báo. Khi vào chiến trường ác liệt không chỉ trực tiếp cầm súng chiến đấu với kẻ thù mà ông còn cứu chữa rất nhiều đồng đội bị gãy xương. Ai cũng ngạc nhiên về cái mẹo "độc nhất vô nhị" của ông.
Ông chia sẻ: “Khi có người bị gãy xương, tôi phải chỉnh, nắn xương họ lại, sau đó giã thuốc, đắp cách xa vết thương cả gang tay. Điều đặc biệt, nếu gãy xương tay trái thì đắp thuốc tay phải và ngược lại. Khi làm như vậy, thuốc sẽ ngấm vào lỗ chân lông và truyền sang phía tay đau, giúp vết thương mau lành hơn, đây cũng là mẹo lấy khỏe nuôi yếu".
Kết thúc chiến tranh, ông trở về quê hương dạy học và chữa bệnh cho dân làng. "Tôi là truyền nhân thứ ba của phương thuốc quý hiếm này, ngày xưa, khi bà con nhân dân trong vùng còn khó khăn, mỗi lần chữa khỏi họ cảm ơn bằng con gà, cân gạo... nhưng như vậy tôi cũng thấy rất vui”, ông Nghị chia sẻ.
Ông Nghị giới thiệu những vị nam dược quý hiếm. |
Chúng tôi thắc mắc vì sao ông lại học được cách chữa "lệch pha" này ông cười bảo: "Đây là phương pháp có một không hai, nhưng không phải ai cũng có thể làm được, phải tùy vào cái duyên của từng người đấy, nhiều người đã đến đây xin học nhưng kết quả không thể học được. Bài thuốc chữa gãy xương của gia đình tôi tuy có phần lạ và độc nhưng nó rất hiệu quả”.
Ông Nghị cũng cho biết, ông chủ yếu chữa bệnh bằng lá cây rừng và nhựa của những loại cây quý hiếm, nhựa cây chính là một vị thuốc giúp cho vết thương mau lành. Không chỉ chữa gãy xương chân, tay, ông còn có thể chữa được những ca vỡ xương chậu, xương bả vai, xương cổ... trong thời gian ngắn nhất. Khi đắp thuốc, vết thương sẽ không có cảm giác đau rát mà lại phục hồi rất nhanh.
"Nếu gãy tay thì chỉ 5 ngày sau là hết đau. Trẻ em 12 ngày là có thể hoạt động trở lại gần như bình thường, người lớn thì cần nhiều thời gian hơn, từ 15-20 ngày. Nếu gãy chân thì cần hơn một tháng để xương lành lại”, ông Nghị khẳng định. Hơn 40 năm chữa bệnh, ông chưa hề đầu hàng trước một bệnh nhân nào, cũng không nhớ mình đã chữa cho bao nhiêu bệnh nhân khắp mọi miền đất nước, nhưng 11 quyển sổ được xếp gọn gàng trong tủ cũng chính là bằng chứng cho việc làm của ông. Nhiều bệnh nhân đến nhưng vì vết thương quá nặng, ông cũng khuyên họ nên đến các cơ sở y tế để chụp, chiếu rồi mang phim về để ông chữa cho chuẩn xác.
Cụ Thương (một người dân tại xóm La Hồng) cho biết: "Ông Nghị không bao giờ nhận mình là lương y, khi chúng tôi gọi ông là thầy lang ông cũng lắc đầu. Cách đây hơn 1 tháng tôi bị ngã gãy chân, được người nhà đưa đến nhờ ông Nghị bó thuốc. Nhưng vì hoàn cảnh tôi quá khó khăn nên ông Nghị không đòi hỏi tiền thuốc hay quà cáp gì. May mà dân nghèo chúng tôi gặp được người như ông Nghị".
Trải qua bao thăng trầm của vạn vật, nhờ những sản vật của rừng, vùng đất ấy đã sinh ra những lương y chân đất, có nghĩa cử cao đẹp, hết lòng vì người bệnh. Cơ duyên đến với nghề thuốc của mỗi người dường như là một định mệnh và trong họ luôn có một tâm niệm "muốn hành nghề y phải có đức".
Những lương y của rừng núi
Ông Phạm Văn Dân, Trưởng thôn La Hồng (Mỹ Yên, Đại Từ, Thái Nguyên) cho biết: "Những vị lương y của xã, của thôn nhiều năm qua đều được người dân quê tôi quý mến, tin tưởng. Không chỉ chữa bệnh cứu người, các vị ấy còn xây dựng quỹ hoạt động từ thiện để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương. Chúng tôi vô cùng biết ơn họ và luôn gọi họ bằng cái tên "lương y của núi rừng".
|
(Theo tin:DS&PL)
Phú Lương:Sự thật quanh ngôi đền có "nước thánh" chữa bách bệnh
TNTT-Hàng trăm năm trôi qua, người dân quanh vùng vẫn truyền nhau những câu chuyện kỳ bí về người được phong thánh ở ngọn núi Đuổm Sơn.
Đền Đuổm thờ Dương Tự Minh |
Đền Đuổm (xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) cổ kính thờ người anh hùng dân tộc Dương Tự Minh. Ngôi đền đã nhuốm màu thời gian, phủ rêu xanh, nằm dựa mình dưới chân một dãy núi đá.
Đại Từ:Chuyện lạ cô gái không bao giờ lớn.
TNTT-10 tuổi mới biết cười, 10 tuổi biết đi, 10 tuổi mới bi bô tập nói và hơn tuổi đời vẫn mang thân hình của đứa trẻ lên 2.
Võ Nhai:Bí ẩn câu chuyện hàng nghìn người chết trong hang Huyện
TNTT-Trải qua hàng trăm năm, câu chuyện về hang Huyện (Võ Nhai, Thái Nguyên) vẫn còn là một điều bí ẩn. Đã có không ít những lời đồn huyền bí được người ta thêu dệt tại đây.
Đại Từ: Người cha lý giải việc đặt tên con dài nhất tỉnh Thái Nguyên
(Theo tin báo:soha.vn)
Ông bảo, có lần, hai vợ chồng nghe đài đêm khuya, thấy cái tên Bàng Thị Lung Linh Kim Ánh Hoa, người đàn ông này đã khá ấn tượng.
Ông bảo, có lần, hai vợ chồng nghe đài đêm khuya, thấy cái tên Bàng Thị Lung Linh Kim Ánh Hoa, người đàn ông này đã khá ấn tượng.
Chị Đào Thị Long Lanh Kim Ánh Dương (28 tuổi, ngụ xóm 6, xã Tân Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) là người có tên dài nhất tỉnh Thái Nguyên.