TNTT-Hàng trăm năm trôi qua, người dân quanh vùng vẫn truyền nhau những câu chuyện kỳ bí về người được phong thánh ở ngọn núi Đuổm Sơn.
Đền Đuổm thờ Dương Tự Minh |
Đền Đuổm (xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) cổ kính thờ người anh hùng dân tộc Dương Tự Minh. Ngôi đền đã nhuốm màu thời gian, phủ rêu xanh, nằm dựa mình dưới chân một dãy núi đá.
Hàng trăm năm trôi qua, người dân quanh vùng vẫn truyền nhau những câu chuyện kỳ bí về người được phong thánh ở ngọn núi Đuổm Sơn với giai thoại "tự phát sáng" khi vừa chào đời. Và họ vẫn không thể lý giải được nhờ phép nhiệm màu nào mà nước "thánh" tại núi thiêng này có thể chữa được bệnh?
Ngôi đền thờ vị tướng "tự phát sáng"?
Cách thành phố Thái Nguyên 24km về phía Tây Bắc, theo Quốc lộ 3, nổi lên giữa đồng lúa xã Động Đạt là dãy núi đá uy nghiêm sừng sững. Điểm Sơn, tục gọi là núi Đuổm, là một hệ núi đá vôi dựng đứng nhấp nhô gồm sáu ngọn. Nơi đây có các hang động trong lòng núi, vách núi có nhiều cây cổ thụ, cây hoa và cây thuốc, đỉnh núi có hòn đá phẳng gọi là bàn cờ tiên, xưa có nhiều chim và thú quý.
Đền Đuổm địa thế uy nghi với ba dãy núi giữa cánh đồng tựa những cánh nhạn bay. Đền được xây ở phần lõm của một ngọn núi, trước cửa đền là cánh đồng xanh bát ngát, dòng sông Cầu uốn khúc chảy qua. Phía xa là những đồi cọ, đồi chè mênh mông bát ngát, ẩn hiện những bản trù phú của người Tày.
Đền Đuổm địa thế uy nghi với ba dãy núi giữa cánh đồng tựa những cánh nhạn bay. Đền được xây ở phần lõm của một ngọn núi, trước cửa đền là cánh đồng xanh bát ngát, dòng sông Cầu uốn khúc chảy qua. Phía xa là những đồi cọ, đồi chè mênh mông bát ngát, ẩn hiện những bản trù phú của người Tày.
Ông còn có công khai khẩn điền địa, phát triển kinh tế, giữ vững mối đoàn kết của dân tộc, được nhà Lý sắc phong "Uy viễn đôn Cao Sơn quảng độ chi thần" và được triều Lý gả cho hai công chúa. Các triều đại về sau đều sắc phong ông là "Cao Sơn quý minh thượng đẳng thần".Theo các vị cao niên tại Động Đạt kể lại, đền Đuổm thờ Dương Tự Minh, vị tướng tài ba của vương triều nhà Lý, người có công lớn trong việc giành lại phần đất đai rộng lớn từ tay giặc Tống và bảo vệ vững chắc vùng biên cương phía Bắc Đại Việt.
Cũng theo dòng chảy của lịch sử, các vị cao niên tại đây vẫn thường kể cho con cháu nghe câu chuyện về vị tướng “tự phát sáng” và được phong thánh trên ngọn núi thiêng. Khi Dương Tự Minh chào đời, khác với những đứa trẻ khác, toàn thân ông phát sáng như có ánh hào quang chói lóa một vùng. Người cha thấy việc lạ lùng ấy mới đặt cho con tên là Tự Minh (tức tự mình phát sáng - PV).
Lại thấy trong thời khắc Dương Tự Minh ra đời, có cả bầy chim đại bàng tung cánh quanh ngôi nhà sàn, nên người cha tiên đoán con mình sau này sẽ làm nên nghiệp lớn. Năm ông lên 8 tuổi thì cha mất, nhà nghèo nên hai mẹ con tần tảo nuôi nhau, làm nương rẫy, bắt cá kiếm sống qua ngày.
Lớn lên, ông cũng khác những thanh niên bình thường, sức khỏe cường tráng, trí tuệ nhạy bén và có lòng yêu nước. Chính vì thế, sau này Dương Tự Minh trở thành vị tướng tài ba của vương triều nhà Lý.
Ông rất được lòng dân, được nhà Lý tin tưởng chọn làm sứ thần sang Trung Quốc đàm phán yêu cầu trả lại vùng đất Quảng Nguyên. Với những công lao lập được, ông là người duy nhất được nhà Lý gả hai nàng công chúa là Thiều Dung và Diên Bình.
Bà Nguyễn Thị Mai (60 tuổi, thủ nhang tại đền Đuổm) cho biết: "Đã trải qua baothời gian, giai thoại vị tướng “tự phát sáng” khi chào đời luôn là một bí ẩn với người dân chúng tôi. Các thế hệ con cháu vẫn luôn tiếp nối thờ phụng ngôi đền linh thiêng của vị thánh “tự phát sáng”.
Tôi cũng được nghe cha ông kể lại rằng, sau khi "thánh" lập chiến công trở về quê, ông xuống tắm ở dòng sông Phú Lương quê nhà để trút bỏ hết bụi trần. Sau đó, ông mặc bộ quần áo chàm xanh của người Tày rồi cưỡi ngựa bay về trời".
Tôi cũng được nghe cha ông kể lại rằng, sau khi "thánh" lập chiến công trở về quê, ông xuống tắm ở dòng sông Phú Lương quê nhà để trút bỏ hết bụi trần. Sau đó, ông mặc bộ quần áo chàm xanh của người Tày rồi cưỡi ngựa bay về trời".
Bà Nguyễn Thị Mai, thủ nhang tại đền Đuổm.
|
Nước thánh tại núi thiêng chữa bách bệnh?
Ngôi đền nằm ẩn mình trong màu xanh của cây lá và rêu. Từ những bậc thềm dẫn vào đền đến những mái cong, bức tường cũ đều phủ màu thời gian. Trải qua nhiều thế kỷ, ngôi đền vẫn luôn toát lên sự uy nghi, cổ kính, chứa đựng những truyền thuyết linh thiêng huyền bí. Người dân đến đây không chỉ cầu công danh mà họ còn cầu con, cầu tiền duyên...
Vì lẽ thần kỳ ấy và sự linh thiêng trong đức tin của người dân nên mọi người thường nhắc nhau không được mạo phạm đến thánh thần, khi vào đền phải thành tâm. Một chi tiết không kém phần ly kỳ được người dân nơi đây tin tưởng, đó là khả năng hóa giải tiền duyên và nước thánh chữa bệnh?
Chị Lan (người dân tại Động Đạt) chia sẻ tin tức với PV: "Xung quanh ngôi đền có rất nhiều câu chuyện mà chúng tôi không thể giải thích được. Cách đây không lâu, có một người đàn ông từ xa đến, nói là mắc bệnh hiểm nghèo, chạy chữa khắp nơi, bệnh viện trả về, nghe nhiều người truyền tai nhau về ngôi đền thiêng nên đã tìm đến. Gia đình họ làm lễ và cầu xin sức khỏe, bình an tại đền.
Sau khi làm lễ, họ xin nước thánh đã cầu cúng tại đền về uống. Một thời gian sau, người đàn ông đó cùng gia đình trở lại làm lễ tạ ơn và nói rằng sức khỏe ông này đã hồi phục, có thể đi lại bình thường. Gia đình họ cho rằng tất cả là nhờ sự linh thiêng của ngôi đền và chai nước thánh lấy từ đền Đuổm?
Chúng tôi cũng thấy ngạc nhiên, nó giống như một phép nhiệm màu dành tặng cho người đàn ông đó. Nhiều người dân còn đồn thổi rằng, chỉ cần thành tâm đến xin thánh hóa giải cõi âm và ban nước thánh thì có thể hóa giải mọi bệnh tật"(!?).
Chính sự kỳ diệu khó lý giải ấy nên người dân nơi đây luôn tỏ lòng thành kính với ngôi đền. Bà Mai cho hay: "Trước đây, bà Thiện (một người dân tại xã) bị người âm hành, nên không thể bước chân được vào đền. Bà Thiện chỉ đến được cửa đền là phải quay về. Sau đó, gia đình bà đã mời thầy đến đền làm lễ đưa bà Thiện vào đền.
Quả nhiên, từ ngày làm lễ xong, bà Thiện có thể ra vào đền bất kỳ lúc nào. Một chuyện nữa cũng khiến chúng tôi tin rằng ngôi đền là bất khả xâm phạm. Ngày xưa, một người dân vào đền làm lễ, nhìn thấy hòn đá tại đền đẹp, lạ nên đã tự ý lấy về làm cảnh.
Không hiểu sao được vài hôm thì gia đình phải mang hòn đá ra đền làm lễ trả lại. Hỏi vì sao thì họ nói, sau khi lấy hòn đá về nhà, tối nào ngủ cũng có người đến tát vào mặt và luôn thúc giục phải mang hòn đá để lại vị trí cũ".
Chính vì sự linh thiêng ấy, hàng năm, cứ đến ngày mồng Sáu tháng Giêng âm lịch, người dân khắp nơi lại đổ về đền Đuổm để tưởng nhớ công lao của danh tướng Dương Tự Minh. Họ cầu thánh Đuổm Dương Tự Minh ban phúc cho một năm mới mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa, người người ấm no, hạnh phúc.
Khả năng chữa bệnh của nước thánh chỉ là lời đồn thổi
Trao đổi với PV, ông Phạm Anh Tuấn, cán bộ văn hóa xã Động Đạt cho hay, với những giá trị về lịch sử và văn hóa lâu đời, đền Đuổm đã được tôn tạo và xếp hạng Di tích cấp Quốc gia năm 1993.
Vì có niên đại lâu đời nên ngôi đền được nhân dân truyền tụng không ít câu chuyện linh thiêng, huyền bí của núi Đuổm với hang sữa, giếng Dội, dòng Giang Tiên... Những câu chuyện ấy được xem như những tư liệu lịch sử hình thành nên giá trị văn hoá và tâm linh của ngôi đền. Riêng chuyện nước thánh tại đền có tác dụng chữa bệnh thì có lẽ chỉ là lời truyền miệng, đồn thổi không có cơ sở khoa học để khẳng định.
(nguồn:Người đưa tin)
0 Nhận xét
Post a Comment