Home » Chủ quyền biển đảo
Thượng cờ hai tàu tên lửa hiện đại 379 và 380
TNTT-Hôm nay, Lữ đoàn 167 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân (Quân chủng Hải quân) đã tổ chức lễ thượng cờ cho hai tàu tên lửa 379 và 380.
Đại tá Phạm Khắc Lượng, Phó tư lệnh – Tham mưu trưởng Vùng 2 Hải quân cho biết: Hai tàu 379 và 380 có sức chiến đấu cao, được trang bị nhiều vũ khí hiện đại, đồng bộ, có sức cơ động nhanh, có thể độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác. Hai tàu trên được biên chế cho Lữ đoàn 167, thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của Vùng 2 Hải quân và Quân chủng Hải quân.
Tại lễ thượng cờ, Chuẩn Đô đốc Mai Tiến Tuyên, Chính ủy Vùng 2 Hải quân, đã trao Quốc kỳ và Hải kỳ cho các thuyền trưởng, chính trị viên hai tàu. Sau đó, Quốc kỳ và Hải kỳ được kéo lên và tung bay trên hai tàu 379 và 380.
Trước đó, Lữ đoàn 167 đã tiếp nhận và đưa vào sử dụng 2 tàu tên lửa 377 và 378. Sau hơn 2 năm thành lập, Lữ đoàn đã nhanh chóng ổn định về tổ chức, biên chế lực lượng, huấn luyện, quản lý, khai thác sử dụng và làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại, đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của Vùng và Quân chủng Hải quân.
379 và 380 là hai tàu chiến thuộc chương trình đóng tàu 12418 do Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) thực hiện. Chương trình đóng tàu 12418 bắt đầu được triển khai từ cuối năm 2009 và đến nay đã có 4 tàu được hoàn thành.
Dưới đây là một số hình ảnh tại lễ thượng cờ:
Lễ thượng cờ diễn ra trang nghiêm với sự tham dự của các đơn vị thuộc Vùng 2 Hải quân
Các chiến sĩ trẻ Vùng 2 Hải quân tại lễ thượng cờ
Chuẩn Đô đốc Mai Tiến Tuyên trao Quốc kỳ và Hải kỳ cho các thuyền trưởng, chính trị viên hai tàu
Quốc kỳ và Hải kỳ nhanh chóng được đưa lên các tàu...
... và tung bay trên hai tàu
Tàu tên lửa 379
Tàu tên lửa 378 neo cạnh tàu 380 tại lễ thượng cờ
Các tàu tên lửa trong chương trình đóng tàu 12418 được trang bị nhiều khí tài hiện đại
Vũ khí trên tàu 379
Các đại biểu tham quan tàu 379
|
(Theo QĐND)
Yêu cầu Đài Loan chấm dứt xây hải đăng tại Trường Sa
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam- Lê Hải Bình
Ngày 24.8, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Đài Loan xây dựng hải đăng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ:
“Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của nước ngoài ở khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị.
Việt Nam kiên quyết phản đối việc Đài Loan xây dựng hải đăng phi pháp ở đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông. Việt Nam yêu cầu phía Đài Loan chấm dứt ngay hoạt động sai trái đó và không tái diễn các hành động tương tự”.
(Tổng hợp)
Ngư dân Khánh Hòa bị tàu cá Trung Quốc cướp ở Hoàng Sa
TNTT-Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa đang thu thập chứng cứ điều tra vụ tàu cá ngư dân bị cướp ở Hoàng Sa
Ngày 22-8, Đại tá Hồ Thanh Tùng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa, cho biết đã cử lực lượng trinh sát phối hợp chính quyền địa phương thu thập lời khai, chứng cứ, để làm rõ việc tàu cá KH-92396-TS do ông Mai Thành Trung (41 tuổi, trú phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) làm chủ bị một “tàu lạ” cướp ở vùng biển Hoàng Sa.
Thông tin ban đầu, vào sáng 18-8, ông Trung cùng 7 thuyền viên bị một tàu có chữ Trung Quốc áp sát. Một nhóm người có vũ trang nhảy lên khống chế, đánh đập, chụp ảnh, phá hoại các thiết bị thăm dò; đồng thời lấy đi 1 tấn lưới cùng hơn 15 con cá nhám. Ước tính tài sản bị thiệt hại khoảng 300 triệu đồng.
Thuyền trưởng tàu cá bị cướp Mai Trọng Hiếu (30 tuổi, ngụ thị xã Ninh Hòa) kể lại sự việc cho cơ quan chức năng
Chi cục trưởng Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa và Hội nghề cá tỉnh Khánh Hòa cũng cho biết đang theo dõi và nắm bắt sự việc tập hợp tài liệu báo cáo cấp trên để có hướng đấu tranh ngoại giao. Chi cục cho biết sẽ hướng dẫn chủ phương tiện hoàn thiện thủ tục sang Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa để được hỗ trợ nhân đạo từ chương trình Tấm lưới nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa.
Liên quan sự việc này, ông Phạm Tấn Đang, Chủ tịch UBND phường Ninh Thủy (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) thông tin: Khi tàu cá bị nạn về bờ vào sáng 21-8, UBND phường Ninh Thủy đã xuống động viên, nắm bắt tình hình và báo cáo sơ bộ lên UBND thị xã Ninh Hòa.
(Theo tin: báo người lao động)
"Ông John Kerry hiểu người Việt Nam khát khao hòa bình như thế nào'
TNTT-“Trong chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến VN tới đây, chủ đề sẽ được bàn bạc nhiều là Biển Đông. Bởi cả Mỹ và VN đều chung lo lắng trước những hành động ngạo mạn của TQ”, ông Huỳnh nói.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (ảnh tư liệu)
Trong tháng 8 và tháng 9 tới sẽ có rất nhiều các sự kiện ngoại giao quan trọng của khu vực và quốc tế, trong đó có chuyến công du 5 nước Trung Đông và Đông Nam Á của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry mà Việt Nam sẽ là một trong số các điểm đến đó.
Trước bối cảnh khu vực và quốc tế đang có những diễn biến hết sức phức tạp, nhất là việc Trung Quốc liên tục có những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, tạo thêm căng thẳng trên Biển Đông, Việt Nam với tư cách là một quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng của khu vực Đông Nam Á sẽ cần phải có những bước đi như thế nào trong công tác đối ngoại để thích ứng kịp thời với những diễn biến trên?.
Để độc giả cái nhìn toàn diện cũng như những bình luận, dự báo tham khảo về tình hình khu vực trong thời gian tới, phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin
đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu, nhà ngoại giao Nguyễn Khắc Huỳnh – cựu thành viên phái đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa tham gia cuộc đàm phán Hiệp định Paris năm 1973, cựu Đại sứ Việt Nam tại Mozambique (Lebanese Republic).
PV: Nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, ngày 6/8/2015 tới đây, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ có chuyến thăm ngắn đến Việt Nam trong lộ trình chuyến công du tới 5 quốc gia thuộc Trung Đông và Đông Nam Á. Theo ông, chuyến thăm của ông John Kerry đến Hà Nội lần này có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh tình hình khu vực hiện nay?Vấn đề Biển Đông có được quan chức ngoại giao hàng đầu của Mỹ đề cập tới hay không và ở mức độ nào?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Huỳnh: Theo quan sát, đây sẽ là cuộc viếng thăm của một nhà lãnh đạo cao cấp của Mỹ tới Việt Nam nối tiếp gần nhất sau chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Mỹ hồi đầu tháng 7.
Nhà nghiên cứu ngoại giao Nguyễn Khắc Huỳnh (Ảnh: Đình Tuệ)
Trong bối cảnh tình hình khu vực hiện nay, chuyến thăm sắp tới của Ngoại trưởng Mỹ có thể sẽ có một số nội dung đáng chú ý sau:
Một là, vấn đề hiện thực hóa những cam kết mà hai bên đã ký trước đó với nhau trong chuyến thăm Hoa Kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng. Đặc biệt là các hiệp định, hợp đồng về trao đổi đầu tư, thương mại và kinh tế.
Hai là, vấn đề Biển Đông. Đây là chủ đề không thể không bàn tới trong chuyến thăm lần này. Bởi cả Mỹ và Việt Nam đều chung những lo lắng, quan ngại sâu sắc trước những bước đi có thể nói là ngạo mạn, coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại khu vực này.
Tôi cho rằng, vấn đề Biển Đông đã và đang nổi lên không chỉ gói gọn trong phạm vi Đông Nam Á nữa, mà nó đã động chạm tới lợi ích của nhiều quốc gia nằm khu vực. Trong đó có Mỹ. Với những động thái hết sức hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc cả trên bình diện ngoại giao cũng như trên thực địa, họ thực sự đã “đi quá chớn, vượt quá mọi giới hạn” của công pháp quốc tế rồi
Còn nhớ hồi tháng 7/2010, tại hội nghị diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 17 tổ chức tại Hà Nội có một chi tiết rất đáng chú ý. Đó là, sau khi nghe ý kiến của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói về việc “Mỹ ủng hộ tiến trình hợp tác ngoại giao của tất cả các quốc gia có liên quan nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ mà không cần cưỡng ép. Chúng tôi phản đối các bên liên quan đe doạ hoặc sử dụng vũ lực”.
Ngoại trưởng Trung Quốc khi ấy là ông Dương Khiết Trì (hiện là ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc) đã “giận tím mặt” rồi đứng bật dậy và ra về. Nhưng sau đó đã quay trở lại bàn hội nghị rồi lớn tiếng tuyên bố rằng: “Trung Quốc là nước lớn, các quốc gia khác là nước nhỏ - Đó là thực tế”.
Rồi phát ngôn mới đây của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 27/6 rằng, nếu nước này từ bỏ yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông “là có tội với tổ tiên”, rồi không ngăn chặn cái gọi là “xâm phạm chủ quyền Trung Quốc” cũng sẽ là “có tội với con cháu sau này”.
Thử hỏi, các phát ngôn thiếu trung thực, xảo ngôn và chủ quan trên của những nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đã lộ rõ bản chất và âm mưu thôn tính Biển Đông?. Không còn giấu diếm, dè dặt nữa mà họ đã công khai trước dư luận thế giới rồi đó.
Riêng vấn đề này, chắc chắn sẽ chiếm một nghị trình đáng kể trong cả chuyến thăm của ông Kerry tới Hà Nội tháng 9 tới đây.
PV: Được biết, ông John Kerry là một trong những quan chức Mỹ có đóng góp nhiều nhất vào công cuộc bình thường hoá, phát triển các mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Cũng giống như Thượng nghị sỹ John McCain, ông John Kerry từng tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam nhưng nay họ lại là một trong những người ủng hộ, thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Mỹ phát triển. Theo ông điều này có ý nghĩa như thế nào trong khi thực tế là tại Mỹ vẫn còn có những người không mong muốn, thậm chí là ngăn cản việc Washington tăng cường quan hệ với Việt Nam?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Huỳnh: Phải khẳng định rằng, ông John Kerry là một trong số những nhân tố tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ trong hơn 20 năm qua.
Với cương vị là người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ, ngoại trưởng John Kerry luôn là nhân vật có những tiếng nói và hành động thiết thực nhằm đưa ra những chiến lược, chính sách trong quan hệ đối ngoại với các nước – trong đó có Việt Nam để phục vụ cho lợi ích của quốc gia, dân tộc của mình.
Từng tham chiến tại chiến trường Việt Nam từ hơn 40 năm trước, ông Kerry cũng đã phần nào hiểu đất nước và con người Việt Nam khát khao hòa bình để phát triển như thế nào. Những việc mà ông Kerry đã và đang làm có thể nói là “đều thuận” với bước phát triển tốt đẹp trong mối quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ.
Chúng ta cùng tin tưởng rằng, với những bước đi sẵn có cùng sự đúng đắn và lòng tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt – Mỹ sẽ còn tiến xa hơn trong tương lai.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bên lề hội nghị ASEAN ở Brunei hồi tháng 7/2013 - Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ
PV: Như vậy bên cạnh Ngoại trưởng John Kerry, ông có đánh giá ra sao về đóng góp của Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, Thượng nghị sỹ - Chủ tịch Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain và Phu nhân của ông Bill Clinton là bà Hillary Clinton trong công cuộc bình thường hoá, phát triển và nâng tầm các mối quan hệ giữa Washington và Hà Nội?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Huỳnh: Một câu hỏi rất hay và khá thú vị.
Bởi, họ dường như đã là những người quyền lực ở Mỹ có sức ảnh hưởng lớn hàng đầu nước Mỹ. Nhất là trong việc thúc đẩy mối quan hệ với Việt Nam.
Nếu nói về cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton – một vị Tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Nam năm 2000 đã mở ra một chương hoàn toàn mới trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Ông ấy là một người có tư tưởng chống chiến tranh và có một nhãn quan về chiến lược đối ngoại rất sâu rộng.
Việc tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1995 cũng là một trong số những việc làm thể hiện nhãn quan ngoại giao sâu sắc của cựu Tổng thống Bill Clinton. Nó xuất phát từ chính lợi ích của Mỹ chứ không phải gì khác.
Bên cạnh ông Bill Clinton, thì vợ ông – cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng nổi lên như một nữ chính trị gia hàng đầu của Mỹ khi thể hiện vai trò của một nhà ngoại giao xuất chúng, vừa tham gia công tác xã hội cùng với chồng trong việc thành lập quỹ Clinton nhằm hỗ trợ và nâng cao sức khỏe toàn cầu cũng như ngăn chặn dịch bệnh và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.
Bà Hillary là thành viên của Đảng Dân Chủ có tư tưởng rất rõ ràng, nhất là về vấn đề Biển Đông. Minh chứng là tại Hội nghị Diễn đàn ASEAN năm 2010 mà tôi đã dẫn ở trên khi bà công khai chỉ trích những bước đi thiếu thận trọng và ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.
Kế đó là một nhân vật quyền lực thuộc Đảng Cộng Hòa, thượng nghị sĩ John Mc.Cain – Chủ tịch ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ. Vốn xuất thân từ dòng dõi có cha và ông nội từng làm Đô đốc Hải quân Mỹ, ông Mc.Cain đã chọn theo học không quân, từng tham chiến trên bầu trời Việt Nam trong những năm 70 của thế kỷ trước.
Ba nhân vật đặc biệt quan trong trong việc bình thường, phát triển quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam từng được Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken nhắc đến trong bài viết (ảnh từ trái qua phải lần lượt là ông John McCain, Bill Clinton và John Kerry)
Mặc dù bị bắt làm tù binh nhưng được phía Việt Nam đối xử rất tốt, cựu binh Mc.Cain vẫn không quên ấn tượng về một đất nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, hữu nghị. Và quả thật, sau khi trở về Mỹ, ông John Mc.Cain đã sát cánh cùng với cựu Tổng thống Bill Clinton trong công cuộc xây dựng mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong hàng chục năm qua.
Như vậy, những người nói trên đều xứng đáng là những nhân vật hàng đầu có ảnh hưởng tới sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hai nước.
PV: Thời gian gần đây, liên tiếp là những bước đi ngoại giao mạnh mẽ của Mỹ trong việc cải thiện quan hệ ngoại giao với các nước. Trong đó có việc bình thường hóa với Cuba, đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran và nâng cao mối quan hệ với Việt Nam. Có nhận định cho rằng, đây có thể là những dấu hiệu cho thấy nhiều khả năng chính quyền Mỹ đang có những bước đi nhằm điều chỉnh lại chính sách đơn cực đã và đang theo đuổi để thích ứng với tình hình và bối cảnh mới đang ngày càng có xu hướng biến động, khó đoán. Ông có ý kiến gì về nhận định này?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Huỳnh: Tôi cho rằng nhận định trên khá sát với thực tế. Ở trong một thế giới đầy biến động như hiện nay, việc Mỹ phải điều chỉnh chiến lược của mình là hoàn toàn dễ hiểu. Nhất là các thách thức toàn cầu hiện đang được đặt ra.
Cuba – quốc gia láng giềng phía tây nam nước Mỹ mà Mỹ không nắm bắt lấy cơ hội hợp tác, quan hệ song phương để thúc đẩy thương mại, đầu tư sau hơn 50 năm bao vây, cấm vận thì ai sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn.
Cuba – quốc gia láng giềng phía tây nam nước Mỹ mà Mỹ không nắm bắt lấy cơ hội hợp tác, quan hệ song phương để thúc đẩy thương mại, đầu tư sau hơn 50 năm bao vây, cấm vận thì ai sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn.
Rồi Iran, một quốc gia có vị trí then chốt ở khu vực Trung Đông mà Mỹ cũng không có cách làm hạ nhiệt căng thẳng để tăng sức ảnh hưởng thì cũng sẽ rơi vào tay các thế lực khác.
Bên cạnh đó là Việt Nam. Mỹ đã chính thức lên tiếng nhiều lần, việc Mỹ có những hành động can dự vào Biển Đông là vì lợi ích quốc gia của họ, chứ không phải vì lý do nào khác. Bởi Trung Quốc đã thực sự là “con ngựa bất kham” trong tham vọng bá quyền ở vùng biển này.
Liên tiếp các hành động cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo trái phép; đưa vũ khí, trang thiết bị, xây dựng công trình phụ trợ trên đó; Tiến hành tập trận bắn đạn thật quy mô lớn ở Biển Đông; Rồi “dọa” sẽ lập ADIZ trên Biển Đông thực sự đã làm Mỹ không thể “đứng trung lập” trong các tranh chấp ở khu vực này được nữa.
Sau khi kết thúc thời kỳ chiến tranh lạnh, chưa bao giờ Mỹ phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay trong chính sách đơn cực của mình.
Trung Quốc dường như đang là một nhân tố nổi lên ảnh hưởng tới chính sách đó. Và đương nhiên, để tăng cường sức mạnh ít nhất là về mặt đối ngoại, Mỹ sẽ phải “thêm bạn để bớt thù” thì mới góp phần đối phó với một Trung Quốc ngày càng ngang ngược tại Biển Đông.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Ngày 1/8/2015, bà Phạm Thị Hương, phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết tàu cá QNg 96507 do ngư dân Nguyễn Lợi (xã An Hải) làm thuyền trưởng khi đang đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam cũng bị ba tàu Trung Quốc mang số hiệu 46102, 45101, 37102 rượt đuổi.Sau khi áp sát được tàu, phía Trung Quốc đã nhảy lên tàu cá tấn công ngư dân cướp đi ngư lưới cụ của họ.
Cũng trong buổi sáng 1/8/2015, tàu cá QNg 90349 và QNg 90127 lai dắt tàu QNg 95987 đã về đến trạm kiểm soát biên phòng Tịnh Kỳ (TP. Quảng Ngãi) để trình báo sự việc bị chết máy tại quần đảo Hoàng Sa. Họ cho biết, khi đang trên đường đi ứng cứu một tàu cá gặp nạn, tàu QNg 90127 của thuyền trưởng Tiêu Viết Bản đã bị tàu Trung Quốc tấn công, khống chế ngư dân lấy toàn bộ hải sản và đập phá tàu - Theo báoTuổi Trẻ
|
(Theo tin :Đình Tuệ - Cao Tuân-báo người đưa tin)
Nhật Bản-Philippines tăng cường tập trận chung đối phó Trung Quốc
TNTT-Nhật Bản muốn hoạt động huấn luyện chung với Philippines được tổ chức thường lệ, nội dung sẽ được lựa chọn tùy thuộc vào các động thái của Trung Quốc
Binh sĩ tàu khu trục Harusame Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chỉ huy một chiếc máy bay trực thăng của Hải quân Philippines hạ cánh |
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 27 tháng 7 dẫn tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản ngày 26 tháng 7 đăng bài viết "Huấn luyện liên hợp giữa Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Hải quân Philippines sẽ được tiến hành thường lệ và mở rộng quy mô".
Theo bài báo, Bộ Quốc phòng Nhật Bản muốn hoạt động huấn luyện chung với Hải quân Philippines trở thành hoạt động mang tính thường lệ, cứ nửa năm tổ chức một lần.
Tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển tham gia hoạt động tấn công cướp biển ở vùng biển Somalia châu Phi, trên đường trở về sẽ tiến hành huấn luyện chung với Hải quân Philippines ở vùng biển Philippines.
Đồng thời, ba nước Nhật Bản - Mỹ - Philippines còn đang thảo luận tiến hành huấn luyện liên hợp, nhằm kiềm chế Trung Quốc - nước đang thông qua xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông và đơn phương khai thác các mỏ dầu khí ở biển Hoa Đông.
Hạm đội liên hợp Nhật Bản-Philippines tiến hành tập trận ở Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Vào ngày 12 tháng 5 vừa qua, 2 tàu khu trục của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản gồm Harusame và Amagiri sau khi kết thúc nhiệm vụ tấn công cướp biển, trên đường trở về đã tổ chức huấn luyện chung với 1 tàu tuần tra của Hải quân Philippines ở vùng biển phía tây Manila.
Đây là lần đầu tiên Nhật Bản và Philippines tiến hành huấn luyện chung, nội dung chủ yếu là tiến hành tập luyện về thông tin liên lạc.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản muốn hoạt động huấn luyện liên hợp này trở thành hoạt động thường lệ, để các tàu chiến (hoàn thành nhiệm vụ tấn công cướp biển) được tham gia lâu dài.
Theo bài báo, từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 6 năm nay, Lực lượng Phòng vệ Biển cũng đã điều động máy bay tuần tra P-3C tham gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn chung với Hải quân Philippines. Vùng biển quần đảo Trường Sa - nơi Trung Quốc đang lấn biển xây đảo (phi pháp) - cũng nằm trong phạm vi huấn luyện.
Khi lựa chọn nội dụng và địa điểm, huấn luyện liên hợp thường lệ sẽ xem xét các động thái của Trung Quốc để đưa ra sự lựa chọn có hiệu quả ngăn chặn mạnh nhất.
Hạm đội liên hợp Nhật Bản-Philippines tiến hành tập trận ở Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Đồng thời, về tăng cường năng lực ứng phó đối với nhiều tình huống trong đó có tìm kiếm cứu nạn, việc Mỹ tham gia và tiến hành huấn luyện liên hợp ba nước chắc chắn không thể thiếu.
Trong hội đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Philippines tổ chức vào tháng 1 năm 2015, hai bên thống nhất đồng ý thúc đẩy Không quân Philippines gia nhập huấn luyện liên hợp do Nhật Bản, Mỹ và Australia tổ chức hàng năm ở Guam.
Huấn luyện của Lực lượng Phòng vệ Biển và Hải quân Philippines cũng sẽ cân nhắc mở rộng thành khuôn khổ Nhật Bản - Mỹ - Philippines - Australia.
Hãng tin Reuters Anh ngày 25 tháng 7 dẫn Tân Hoa xã Trung Quốc cùng ngày cho biết, Hải quân Trung Quốc đưa tin ít ỏi về cuộc diễn tập quân sự tổ chức ở Biển Đông gần đây, đồng thời phê phán một số nước "xâm chiếm phi pháp" đảo đá ở khu vực này.
Lưu ý, những tuyên bố này của Trung Quốc có tính chất đổi trắng thay đen, tìm mọi cách "cả vú lấp miệng em". Nhưng, một sự thật là Trung Quốc đã dùng vũ lực ăn cướp trắng trợn biển đảo của Việt Nam trong gần 60 năm qua - PV.
Hạm đội liên hợp Nhật Bản-Philippines tiến hành tập trận ở Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Theo bài báo, Trung Quốc đã khởi động cuộc diễn tập trên biển ở vùng biển phía đông đảo Hải Nam. Các đá ngầm và bãi cạn ở khu vực này về cơ bản là không có người ở, "chủ trương chủ quyền của một số nước đối với khu vực này có xung đột và chồng lấn".
Trên thực tế, khu vực tập trận này bao gồm các đảo đá ở đông bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Do đó, đây là một cuộc tập trận bất hợp pháp, không thể chấp nhận được. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ đối với Trung Quốc về vấn đề này - PV.
Tân Hoa xã dẫn người phát ngôn Hải quân Trung Quốc Lương Dương ngang nhiên tuyên bố: "Tổ chức hoạt động diễn tập trên biển là cách làm thông thường của hải quân các nước trên thế giới.
Hải quân Trung Quốc tổ chức diễn tập thường lệ thường niên có mục đích chủ yếu là kiểm tra trình độ huấn luyện sát chiến đấu thực tế của bộ đội, nâng cao năng lực tác chiến cơ động và bảo đảm tổng hợp trên biển, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ quân sự đa dạng hóa và tìm kiếm cứu nạn hàng hải".
Nếu cuộc diễn tập thực sự diễn ra ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì rõ ràng đây là một hành động vũ lực nguy hiểm, trực tiếp xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trực tiếp vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trực tiếp đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực - PV.
Gần đây, tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr Trung Quốc đã lần đầu tiên tham gia tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo đá ở Biển Đông (nguồn mạng sina ngày 20 tháng 7 năm 2015) (Theo tin:báo giáo dục) |
Trung Quốc tập trận là hành vi gây hấn không thể chấp nhận được
Hạm đội biển Đông của Trung Quốc tập trận vào giữa tháng 7 vừa qua. Ảnh: PEOPLE’S DAILY
Trước việc hải quân Trung Quốc tập trận trên biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ hành động tập trận lần này xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo 2 nước...
Theo báo Người lao động, từ ngày 22 đến 31.7, hải quân Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận tại vùng biển tranh chấp tại biển Đông giữa lúc tình hình quan hệ của Trung Quốc với các nước giáp biển và với Mỹ tiếp tục căng thẳng.
Nhằm giảm nhẹ ý nghĩa cuộc tập trận này, ngày 25.7, người phát ngôn của Hải quân Trung Quốc Lương Dũng nói rằng cuộc tập trận được trù liệu từ trước và không nhằm vào nước nào. Tuy nhiên, nhìn lại các diễn biến gần đây, có thể thấy cuộc tập trận này là hành động gây hấn mới nhất của Trung Quốc tại biển Đông sau việc bồi đắp các đảo đá ở Trường Sa.
Gần đây nhất, hôm 30.6, quân đội Trung Quốc đã tổ chức diễn tập bắn đạn thật cho lực lượng dân binh tại vịnh Bắc Bộ. Văn phòng Dự bị động viên cho vận tải quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc trong tháng 6 cũng đã đưa ra tài liệu hướng dẫn “Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật”, yêu cầu 172.000 tàu dân sự của nước này phải bảo đảm tham gia phục vụ hải quân trong trường hợp xảy ra xung đột.
Ở cuộc diễn tập hải quân 10 ngày như nói trên đang diễn ra tại khu vực ngoài khơi phía Đông đảo Hải Nam và tại khu vực các đảo đá phía Đông Bắc của quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Người phát ngôn của Hải quân Trung Quốc Lương Dũng cho biết mục tiêu cuộc tập trận này là kiểm tra khả năng chiến đấu thực sự của các binh sĩ, tăng cường khả năng cơ động và hoàn thành các nhiệm vụ quân sự đa dạng.
Còn theo báo Giao thông, truyền thông Trung Quốc cho biết cuộc tập trận có sự tham gia của một lữ đoàn đổ bộ, thủy quân lục chiến và các đơn vị trực thăng của Hải quân, nhằm thử nghiệm khả năng phối hợp giữa nhiều lực lượng trong điều kiện bắn đạn thật. Ông Ji Hongtao, Chỉ huy trưởng lực lượng đổ bộ cho biết, lần đầu tiên tàu đổ bộ đệm khí loại mới Bison được sử dụng thành công trong việc đưa quân phá vòng vây, đạt được mục tiêu dự kiến.
Động thái tập trận này được thực hiện ngay sau chuyến vi hành của Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc Scott Swift trên Biển Đông bằng máy bay do thám P-8A Poseidon hôm 16.7 và trong bối cảnh cộng đồng quốc tế rất nhiều lần lên án những hành vi của Trung Quốc có thể đe doạ ổn định và hoà bình khu vực trong vấn đề Biển Đông.
Động thái tập trận này được thực hiện ngay sau chuyến vi hành của Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc Scott Swift trên Biển Đông bằng máy bay do thám P-8A Poseidon hôm 16.7 và trong bối cảnh cộng đồng quốc tế rất nhiều lần lên án những hành vi của Trung Quốc có thể đe doạ ổn định và hoà bình khu vực trong vấn đề Biển Đông.
Trước việc hải quân Trung Quốc tập trận trên biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ hành động tập trận lần này xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo 2 nước, đe dọa an ninh an toàn hàng hải tại biển Đông và gây căng thẳng cho tình hình tại khu vực.
(Tổng hợp)
Trung Quốc ráo riết hiện thực hóa mưu đồ thôn tính Hoàng Sa
TNTT-Trung Quốc gần đây không chỉ đẩy mạnh cải tạo đất, xây dựng ở Trường Sa mà còn ráo riết khởi công nhiều công trình ở Hoàng Sa, trong mưu đồ thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông.
Trung Quốc hôm 23/6 tuyên bố đẩy mạnh xây dựng các công trình trên cái gọi là "thành phố Tam Sa" để kỷ niệm ba năm thành lập đơn vị trái phép này.
"Thành phố Tam Sa" là tên gọi của đơn vị hành chính mà Trung Quốc lập trái phép tháng 7/2012 để quản lý các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. "Tam Sa" thuộc tỉnh Hải Nam và có thủ phủ tại đảo Phú Lâm. Ảnh: People's Daily.
Ngày 30/6 Trung Quốc tuyên bố đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng 27 căn hộ đầu tiên ở đảo Cây, trong nhóm đảo Vĩnh An, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Bắc Kinh bắt đầu triển khai xây dựng trái phép dự án này từ tháng 11/2014. Khu định cư có diện tích lên tới 5.504 m2 và dự kiến hoàn thành vào tháng 12. Ảnh: Hinews
Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974.
Ngày 1/7, Bắc Kinh quyết định thành lập ủy ban lập pháp cho "thành phố Tam Sa", đồng thời bầu ra chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và 3 ủy viên cho cơ quan lập pháp phi pháp này. Trong ảnh là một trong những trụ sở chính quyền Trung Quốc xây dựng trên đảo Phú Lâm. Ảnh: AP.
Ngày 22/7, nước này hoàn thành và đưa vào sử dụng hai cột tiêu dẫn đường phi pháp tại đảo Phú Lâm. Hai cột này cao 22,5 m và 24,5 m, sử dụng đèn phát quang nhằm dẫn đường cho tàu thuyền ra bến cảng vào ban đêm. Ảnh: Sina.
Ngày 23/7, nước này chính thức khởi công xây dựng căn cứ hậu cần đầu tiên cho "thành phố Tam Sa" tại thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, trên diện tích 4 hecta.
Bắc Kinh nói rằng, khi hoàn thành, căn cứ sẽ được sử dụng làm nơi dự trữ vật tư, phục vụ công tác tiếp tế cho các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông, đồng thời thực hiện nhiệm vụ cứu trợ khẩn cấp cho "Tam Sa" khi xảy ra thiên tai bão lụt. Ảnh: Sina.
Ngày 24/7, Bắc Kinh khánh thành trái phép Trung tâm dự trữ phân phối lương thực ứng phó khẩn cấp tại đảo Phú Lâm. Trung tâm có số tiền đầu tư hơn 6 triệu nhân dân tệ, với tổng diện tích kho dự trữ khoảng 675 m2, có thể ướp lạnh 150 tấn thực phẩm.
Một người phụ trách cái gọi là "chính quyền thành phố Tam Sa" nói rằng trung tâm có thể cung cấp lương thực sinh hoạt cho hơn 500 binh lính và ngư dân Trung Quốc đồn trú tại đảo Phú Lâm trong thời gian khoảng hai tháng. Ảnh:people.cn
Ngày 25/7, Bắc Kinh tiếp tục khởi công xây dựng trung tâm chỉ huy liên thủ phòng ngự tại "thành phố Tam Sa". Nước này cho biết sẽ sử dụng trung tâm để tổ chức huấn luyện, chỉ huy phòng thủ liên hợp giữa quân đội và ngư dân đồn trú tại các đảo, đồng thời cất trữ vật tư đề phòng chiến tranh xảy ra trong tương lai. Ảnh: People's Daily.
Cùng ngày, Bắc Kinh khởi công xây dựng Trại tạm giam Tam Sa cũng tại đảo Phú Lâm. Trại tạm giam có diện tích khoảng 1.500 m2, có ba tầng, giam giữ được khoảng 56 người. Bắc Kinh còn ngang ngược nói rằng có thể sử dụng trại tạm giam để giữ những trường hợp bị coi là vi phạm chủ quyền cái gọi là "thành phố Tam Sa".
Với những công trình xây dựng này, có thể thấy Trung Quốc đang ráo riết hiện thực hóa yêu sách chủ quyền và ngày càng phát triển theo hướng hung hăng hơn. Ảnh: Hinews.
Trung Quốc còn thông báo sắp đưa vào khai thác trái phép tàu du lịch thứ hai ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trước cuối năm nay. Ảnh: Xinhua.
Từ 22/7, nước này tập trận 10 ngày tại vùng biển ngoài khơi phía đông đảo Hải Nam. Khu vực diễn ra hoạt động bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa. Theo giới chức hải quân Trung Quốc, cuộc tập trận có hàng trăm sĩ quan tham dự và có bắn đạn thật.
Bắc Kinh bao biện rằng "hoạt động tập trận nằm trong kế hoạch thường niên của hải quân" và cho rằng Trung Quốc tổ chức tập trận trong vùng biển và vùng trời do Bắc Kinh quản lý.
Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, tuyên bố cuộc tập trận của Trung Quốc là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, làm cho tình hình thêm căng thẳng, phức tạp và đe dọa an ninh an toàn hàng hải trong khu vực. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, dừng ngay và không tái diễn các hành động làm căng thẳng và phức tạp thêm tình hình. Đồ họa: Mil.huanqiu.com.
(Tổng hợp)