Chào mừng các bạn ghé thăm blog Thái Nguyên tin tức, trang tin được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau về đất và người Thái Nguyên yêu dấu!

Lễ hội “Hương sắc Trà Xuân” tôn vinh nghề trồng chè truyền thống


Thu hoạch chè búp tươi ở Tân Cương. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

TNTT-Ngày 1/3, tại Không gian văn hóa chè thuộc địa bàn xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra lễ hội “Hương sắc Trà Xuân” vùng chè đặc sản Tân Cương Xuân Ất Mùi với sự tham gia của hàng nghìn người dân trong và ngoài tỉnh.
Xem ngay…

Định Hóa: Đến Lễ hội Lồng Tồng xem thi cấy lúa

TNTT-Sáng 28/2 (tức mùng 10 tháng Giêng Âm lịch), tại thôn Đèo De, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa Xuân Ất Mùi - một trong những lễ hội Xuân truyền thống lớn nhất tỉnh Thái Nguyên đã chính thức khai hội, thu hút đông đảo nhân dân các dân tộc trong vùng và du khách thập phương tới tham dự.
Phần thi cấy lúa của 24 đội đến từ 24 xã trong huyện, nội dung chính của lễ hội. Ảnh: Thu Hằng – TTXVN
Xem ngay…

Phú Bình:Lễ hội đình-đền cầu muối

TNTT-Đình, đền, chùa Cầu Muối không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân trong vùng mà còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân huyện Phú Bình....
Xem ngay…

Phổ Yên rộn ràng lễ hội xuống đồng .


Đã thành thông lệ hằng năm nhằm ngày mùng 3 Tết Âm lịch, người dân trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên lại nô nức kéo về huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên để tham dự lễ hội xuống đồng, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, người người mạnh khỏe, an lành…

Xem ngay…

12 di tích được xếp hạng cấp tỉnh

Trong các di tích được xếp hạng có 2 di tích ở Định Hóa, 7 di tích ở Đại Từ, 1 di tích ở Võ Nhai, 1 di tích ở Phú Lương và 1 di tích ở Phổ Yên.

Cụ thể, các di tích ở Định Hóa gồm: địa điểm nơi ở và làm việc của cơ quan Giao tế Trung ương (1949 - 1954), xã Phượng Tiến; nơi 22 chiến sỹ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1952), xóm Kim Tiến, xã Kim Sơn. 7 di tích ở Đại Từ là địa điểm Quân y xá Trần Quốc Toản ở và làm việc (1947 - 1949), xã Mỹ Yên; địa điểm Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng ở và làm việc (1954) tại đình Văn Giáp và chùa Khôi Kỳ, xã Khôi Kỳ; địa điểm cơ quan Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam ở và làm việc (1949 – 1951), xã Đức Lương; địa điểm cơ quan Bộ Quốc phòng và nơi ở, làm việc của đồng chí Võ Nguyên Giáp tại Na Muồng (1947), xã Đức Lương; địa điểm Xưởng Quân giới H53 ở Đồng Vòng (1947 – 1949), xã Phú Lạc; nơi ở và làm việc của đồng chí Tôn Đức Thắng (1950), xã Khôi Kỳ;  di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Đền Sảng và Hồ Vai Miếu, xã Ký Phú. Tiếp đó là di tích lịch sử  Đồng Toong - Cơ sở cách mạng thời kỳ 1941 - 1943, xã Phú Thượng (Võ Nhai); di tích kiến trúc, nghệ thuật Đình Thanh Thù, xã Đồng Tiến (Phổ Yên); di tích lịch sử đền Quan Núi Đá Xô, thị trấn Giang Tiên (Phú Lương).

UBND tỉnh đã ra quyết định xếp hạng các di tích này vào ngày 19-1. Theo đó, tỉnh yêu cầu khu vực bảo vệ di tích được xác định theo biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện: Đại Từ, Định Hóa, Võ Nhai, Phổ Yên, Phú Lương căn cứ phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với các di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
(tổng hợp: báo Thái Nguyên)
Xem ngay…

Đại Từ: Hội thảo đúc tượng danh nhân Lưu Nhân Chú.

  Ngày 5-12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo đúc tượng Danh nhân Lưu Nhân Chú. Dự Hội thảo có đại diện các đơn vị: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Viện Sử học Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam và dòng họ Lưu xã Văn Yên (Đại Từ).

Theo ý nguyện của đồng tộc họ Lưu Việt Nam và mong muốn của chính quyền, nhân dân địa phương, gia đình doanh nhân Lưu Vĩnh Phúc cùng nhiều đồng tộc họ Lưu đã đề nghị nhóm nghệ sĩ tạo hình do Nhà điêu khắc Bùi Ngọc Lân (hội viên Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam) và Họa sĩ Lưu Thiên An (thành viên Ban liên lạc Lưu tộc Việt Nam) thiết kế sáng tác tượng thờ Danh nhân lịch sử Tể tướng Lưu Nhân Chú. Trên cơ sở các tài liệu lịch sử để lại, nhóm nghệ sĩ thiết kế đã chọn phương án xây dựng tượng Tể tướng Lưu Nhân Chú thể hiện trong tư thế tĩnh. Tượng ngồi ở tư thế song thất với trang phục võ tướng bái triều, mình khoác áo bào, quần và 2 chân mang hài võ tướng; chân trái mang tư thế thẳng đứng; chân phải mang tư thế khoan thai; 2 cánh tay khép nách song song, bàn tay phải cầm lệnh bài đặt trên đùi phải, bàn tay trái khép hờ đặt trên đùi trái; đầu đội mũ cánh chuồn, mặt vuông chữ điền, nghiêm nghị hướng thẳng phía trước…


Nhìn toàn bộ pho tượng toát lên vẻ khoan thai, tĩnh tại nhưng vẫn lộ rõ được phong thái uy nghiêm hướng nội của bậc “Hiển phúc thần” bất tử. Các họa tiết trang trí trên tượng chủ yếu là hình rồng đẳng vân, mặt hổ phù, hoa cúc dây cách điệu mô típ đặc trưng của thời Lê Trung Hưng. Tượng cao 1,7m, đúc bằng chất liệu đồng, sơn thếp vàng toàn bộ. Không gian đặt tượng thờ ở Đền thờ Tể tướng Lưu Nhân Chú tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Núi Văn - Núi Võ, thuộc xã Văn Yên (Đại Từ).

Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu về ý tưởng thiết kế tượng (như về hình khối tổng thể, các chi tiết trên bức tượng, các họa tiết trên sắc phục… cần thể hiện được khí phách oai hùng, anh linh của một võ tướng mưu lược, dũng cảm, song cần đúng với lịch sử). Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị nhóm nghệ sĩ sáng tác tiếp thu các ý kiến đóng góp, chỉnh sửa một số khiếm khuyết trên bức tượng mẫu, đồng thời nhanh chóng hoàn thiện toàn bộ hồ sơ, các thủ tục cần thiết để Sở trình với Cục Di sản Văn hóa (Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch) để việc đúc tượng sớm được triển khai.
Nguồn:báo Thái Nguyên
Xem ngay…

Đồng Hỷ: Khánh thành Chính điện Tam Bảo chùa Hang.

Ngày 1/1, tại chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra lễ cắt băng khánh thành Chính điện Tam Bảo và đặt Long cốt (cất nóc) ngôi Tổ đường chùa Hang.

Các đại biểu cắt băng khánh thành Chính điện Tam bảo chùa Hang. Ảnh: Lan Anh/TTXVN
Xem ngay…

Phú Lương: Đúc chuông và yên vị tượng vào Đền Mẫu Thượng ngàn




Ngày 28-12, tại Khu di tích lịch sử Đền Đuổm, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Phú Lương phối hợp với Đoàn tín Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh); Đoàn tín thành phố Hà Nội; Đoàn tín thành phố Thái Nguyên tổ chức Lễ đúc chuông và yên vị tượng vào Đền Mẫu Thượng ngàn (ảnh).
Xem ngay…

Võ Nhai:Bánh Cooc mò người Tầy..


Bánh cooc mò. Cooc mò có nghĩa là sừng bò, cái tên lạ lùng bắt nguồn từ hình dáng đặc biệt, có chóp nhọn giống như chiếc sừng bò. Bánh là đặc sản, món truyền thống không thể thiếu trong dịp đầy tháng, thôi nôi của người Tày vùng Võ Nhai, Thái Nguyên.
Xem ngay…

Đồng Hỷ: Bánh cuốn trứng Cao Ngạn ấm bụng ngày đông.

    Nếu ai từng ăn bánh cuốn trứng vùng Cao Ngạn hẳn sẽ không quên được vị ngọt của nước hầm xương, bánh cuốn mềm và trứng gà ốp lòng đào béo ngậy.

Cao Ngạn là một xã thuộc huyện Đông Hỷ, phía bắc thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 3 km. Trên đoạn quốc lộ 1B đi qua xã miền núi Cao Ngạn, bạn hãy dừng chân vào một quán ven đường để thưởng thức hương vị bánh cuốn rất đặc trưng nơi đây.
Bánh cuốn là món ăn được ưa chuộng nhất mỗi buổi sáng ở xã Cao Ngạn. Không giống như bánh cuốn ở Hà Nội, nét đặc biệt riêng khác của món ăn nằm trong phần nước chấm. Thay bằng bát nước chấm mắm thông thường, người Cao Ngạn ăn với nước hầm xương thanh ngọt. Món ăn bao gồm 2 đến 3 chiếc bánh cuốn mỏng, một quả trứng gà và thịt lợn cuốn lá lốt thay cho chả, mà theo lời chủ quán, "vừa đầy đủ dưỡng chất, vừa ấm bụng những ngày đông, ăn vào là tỉnh người ngay".
Kỹ thuật tráng cũng cần chú ý để bánh mỏng và dai. Ảnh: Phương Nam.
Xem ngay…

Tp Thái Nguyên: Tưng bừng Khai mạc Lễ hội Hương sắc trà xuân 2014

   Ngày 10-2, tại không gian văn hóa Trà thuộc xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên Lễ hội Hương sắc trà xuân 2014 tưng bừng khai mạc.
Rước cây chè cổ

   Đến dự khai mạc có các đồng chí Vũ Hồng Cương, Phó Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh; Bùi Huy Toàn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh; Đỗ Bình Nguyên, Giám đốc Thư viện tỉnh; Quản Chí Công, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Thái Nguyên; lãnh đạo xã Tân Cương và sự tham gia đông đảo của trên 4.000 người dân xã Tân Cương, các xã lân cận và du khách tham gia lễ hội.

  Lễ hội Hương sắc trà xuân được tổ chức thường niên vào tháng Giêng hằng năm. Lễ hội Chè xuân, vùng chè đặc sản Tân Cương năm nay là một trong những hoạt động Mừng Đảng, mừng xuân Giáp Ngọ; chào mừng thành công Liên hoan trà quốc tế Thái Nguyên Việt Nam lần thứ 2, đây cũng là dịp quảng bá về thế mạnh và giá trị của chè đặc sản Tân Cương, tôn vinh nghề truyền thống, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc nhân dịp đầu xuân mới, lễ hội còn là cuộc gặp gỡ của những người trồng, sản xuất chế biến chè và đặc biệt là những người uống trà, yêu thích trà Tân Cương; thể hiện sự gắn bó đoàn kết của nhân dân các dân tộc, tôn giáo trong xây dựng và phát triển quê hương Thái Nguyên.

  Hiện nay, Thái Nguyên là vùng trồng chè lớn thứ 2 của cả nước, với diện tích trồng chè 1.377 ha. Cây chè được xác định là một trong những cây công nghiệp truyền thống mũi nhọn quan trọng góp phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu trên quê hương Thái Nguyên. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm của tỉnh Thái Nguyên, nơi có khí hậu ôn hoà, mưa nhiều, đây là điều kiện thuận lợi cho việc trồng chè, đặc biệt, vùng đất Tân Cương Thái Nguyên là một trong những vùng được gọi là đất chè. Chè Tân Cương Thái Nguyên là một sản phẩm nổi tiếng từ lâu đời, gắn liền với địa danh Tân Cương được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng; từ năm 2007 Cục ở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho sản phẩm chè được trồng và chế biến tại địa bàn các xã: Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân với tổng diện tích đất trồng gần 5000 ha. Tân Cương là một trong những nơi sản xuất và chế biến chè ngon nhất của cả nước.

   Lễ hội năm nay được tổ chức với phần lễ gồm các hoạt động: Khai mạc lễ hội, Múa lân, rước cây chè cổ, diễu hành chào mừng lễ hội của 16 xóm vùng chè đặc sản Tân Cương, gióng trống khai hội. Phần hội có các hoạt động: Thi sao chè ngon, sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống, triển lãm sản phẩm trà, mời trà, múa lân, biểu diễn văn nghệ chào mừng, tung còn...



Thi sao chè ngon

   Phát biểu tại lễ khai mạc, đ/c Quản Chí Công, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Thái Nguyên nhấn mạnh: Để giữ gìn và phát huy giá trị của sản phẩm chè Tân Cương, UBND thành phố Thái Nguyên đã triển khai tổ chức thực hiện quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè khi gắn chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”. Những năm gần đây, với sự áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, vùng chè Tân Cương đã có những bước phát triển mạnh, góp phần phát triển kinh tế, đưa các xã trong vùng chè hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu kinh tế- xã hội do thành phố giao cho, nhiều hộ gia đình giàu lên từ cây chè. Trong thời gian tới lãnh đạo thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo, quy hoạch vùng sản xuất chè nguyên liệu cung ứng cho chế biến công nghiệp và vùng chè xanh đặc sản chất lượng cao phục vụ xuất khẩu; đầu tư vào kỹ thuật, mở rộng diện tích trồng chè, nâng cao chất lượng, sản xuất sản phẩm chè sạch, đặc biệt là chè an toàn, tạo điều kiện cho cây chè phát triển nhanh và bền vững có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

Nguồn:Thainguyencity.gov.vn
Xem ngay…

Thái Nguyên:tập trung phát triển du lịch vùng ATK Định Hóa.

Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên tập trung phát triển du lịch, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương.
Nhà tưởng niệm Bác Hồ trên đỉnh đèo De. (Nguồn: thainguyen.gov)
Xem ngay…

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể trà Thái Nguyên


Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể trà Thái Nguyên
Ngày 6-11, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể
Xem ngay…

Võ Nhai: Khu di tích khảo cổ học Thần Sa


    Thuộc xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 40 km về phía bắc. Khu di chỉ hang động ở Thần Sa thuộc thời đại đồ đá cũ, có niên đại cách ngày nay từ 30.000 đến 10.000 năm,được phát hiện năm 1972 và đã trải qua nhiều lần khai quật;gồm các di chỉ: Phiêng Tung, Ngườm, Thắm Choong, Ranh 1, Ranh 2, Hạ Sơn 1, Hạ Sơn 2, Nà Ngùn, Nà Khù…
Xem ngay…

Phú lương.:Múa Tắc Xình được công nhận di sản phi vật thể quốc gia

Theo tin: báo tin tức
Tối 16/10, tại Trung tâm Văn hóa huyện Phú Lương (Thái Nguyên) đã diễn ra lễ công bố quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với loại hình nghệ thuật múa Tắc Xình của đồng bào dân tộc Sán Chay ở huyện Phú Lương.

Xem ngay…
Next Home ->