TNTT-Sáng 28/2 (tức mùng 10 tháng Giêng Âm lịch), tại thôn Đèo De, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa Xuân Ất Mùi - một trong những lễ hội Xuân truyền thống lớn nhất tỉnh Thái Nguyên đã chính thức khai hội, thu hút đông đảo nhân dân các dân tộc trong vùng và du khách thập phương tới tham dự.
Phần thi cấy lúa của 24 đội đến từ 24 xã trong huyện, nội dung chính của lễ hội. Ảnh: Thu Hằng – TTXVN |
Sau tiếng trống khai hội, phần quan trọng nhất của lễ hội Lồng Tồng là lễ cầu Mùa, cầu Phúc của dân tộc Tày, dân tộc Dao và dân tộc Sán Chay do các xã trong huyện đảm nhiệm với các nghi thức cổ truyền, mang đậm màu sắc tín ngưỡng của đồng bào dân tộc cầu Thần Nông, tạ trời đất, mong cho một năm mới yên bình, mùa màng bội thu, cây cối, vật nuôi sinh sôi, nẩy nở, bản làng yên vui, đầm ấm.
Phần hội thu hút sự tham gia của du khách với màn múa rối đặc sắc của nhóm nghệ nhân đến từ xóm Ru Nghệ, xã Đồng Thịnh, nhiều trò chơi dân gian như: bịt mắt bắt dê, bắn nỏ, tung còn, đi cầu thăng bằng, kéo cóc, thi giã bánh dày, thi cấy ...
Về với hội xuống đồng Định Hóa năm nay, du khách được giới thiệu đầy đủ về 128 điểm di tích lịch sử trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), đặc biệt là các di tích như: đồi Khau Tý, lán Tỉn Keo, Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi ở và làm việc, Văn phòng Bộ Tổng tư lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp...
Sau khi được phục dựng (đầu những năm 2000), Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa không còn riêng là lễ hội của người Tày mà đã trở thành lễ hội chung, biểu trưng cho tình đoàn kết giữa các dân tộc giữa các dân tộc anh em như: Nùng, Dao, Sán Chí... trong và ngoài huyện.
Việc tổ chức lễ hội ngay tại chính trung tâm ATK trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân xâm lược - nơi có Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và quần thể di tích đã được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, ngoài ý nghĩa giới thiệu những nét đẹp văn hóa dân gian đặc thù còn góp phần quảng bá về tiềm năng du lịch của địa phương2100
(tổng hợp:TTXVA)
0 Nhận xét
Post a Comment