Ngày 5-12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo đúc tượng Danh nhân Lưu Nhân Chú. Dự Hội thảo có đại diện các đơn vị: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Viện Sử học Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam và dòng họ Lưu xã Văn Yên (Đại Từ).
Theo ý nguyện của đồng tộc họ Lưu Việt Nam và mong muốn của chính quyền, nhân dân địa phương, gia đình doanh nhân Lưu Vĩnh Phúc cùng nhiều đồng tộc họ Lưu đã đề nghị nhóm nghệ sĩ tạo hình do Nhà điêu khắc Bùi Ngọc Lân (hội viên Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam) và Họa sĩ Lưu Thiên An (thành viên Ban liên lạc Lưu tộc Việt Nam) thiết kế sáng tác tượng thờ Danh nhân lịch sử Tể tướng Lưu Nhân Chú. Trên cơ sở các tài liệu lịch sử để lại, nhóm nghệ sĩ thiết kế đã chọn phương án xây dựng tượng Tể tướng Lưu Nhân Chú thể hiện trong tư thế tĩnh. Tượng ngồi ở tư thế song thất với trang phục võ tướng bái triều, mình khoác áo bào, quần và 2 chân mang hài võ tướng; chân trái mang tư thế thẳng đứng; chân phải mang tư thế khoan thai; 2 cánh tay khép nách song song, bàn tay phải cầm lệnh bài đặt trên đùi phải, bàn tay trái khép hờ đặt trên đùi trái; đầu đội mũ cánh chuồn, mặt vuông chữ điền, nghiêm nghị hướng thẳng phía trước…
Nhìn toàn bộ pho tượng toát lên vẻ khoan thai, tĩnh tại nhưng vẫn lộ rõ được phong thái uy nghiêm hướng nội của bậc “Hiển phúc thần” bất tử. Các họa tiết trang trí trên tượng chủ yếu là hình rồng đẳng vân, mặt hổ phù, hoa cúc dây cách điệu mô típ đặc trưng của thời Lê Trung Hưng. Tượng cao 1,7m, đúc bằng chất liệu đồng, sơn thếp vàng toàn bộ. Không gian đặt tượng thờ ở Đền thờ Tể tướng Lưu Nhân Chú tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Núi Văn - Núi Võ, thuộc xã Văn Yên (Đại Từ).
Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu về ý tưởng thiết kế tượng (như về hình khối tổng thể, các chi tiết trên bức tượng, các họa tiết trên sắc phục… cần thể hiện được khí phách oai hùng, anh linh của một võ tướng mưu lược, dũng cảm, song cần đúng với lịch sử). Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị nhóm nghệ sĩ sáng tác tiếp thu các ý kiến đóng góp, chỉnh sửa một số khiếm khuyết trên bức tượng mẫu, đồng thời nhanh chóng hoàn thiện toàn bộ hồ sơ, các thủ tục cần thiết để Sở trình với Cục Di sản Văn hóa (Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch) để việc đúc tượng sớm được triển khai.
Nhìn toàn bộ pho tượng toát lên vẻ khoan thai, tĩnh tại nhưng vẫn lộ rõ được phong thái uy nghiêm hướng nội của bậc “Hiển phúc thần” bất tử. Các họa tiết trang trí trên tượng chủ yếu là hình rồng đẳng vân, mặt hổ phù, hoa cúc dây cách điệu mô típ đặc trưng của thời Lê Trung Hưng. Tượng cao 1,7m, đúc bằng chất liệu đồng, sơn thếp vàng toàn bộ. Không gian đặt tượng thờ ở Đền thờ Tể tướng Lưu Nhân Chú tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Núi Văn - Núi Võ, thuộc xã Văn Yên (Đại Từ).
Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu về ý tưởng thiết kế tượng (như về hình khối tổng thể, các chi tiết trên bức tượng, các họa tiết trên sắc phục… cần thể hiện được khí phách oai hùng, anh linh của một võ tướng mưu lược, dũng cảm, song cần đúng với lịch sử). Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị nhóm nghệ sĩ sáng tác tiếp thu các ý kiến đóng góp, chỉnh sửa một số khiếm khuyết trên bức tượng mẫu, đồng thời nhanh chóng hoàn thiện toàn bộ hồ sơ, các thủ tục cần thiết để Sở trình với Cục Di sản Văn hóa (Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch) để việc đúc tượng sớm được triển khai.
Nguồn:báo Thái Nguyên
0 Nhận xét
Post a Comment