Chào mừng các bạn ghé thăm blog Thái Nguyên tin tức, trang tin được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau về đất và người Thái Nguyên yêu dấu!

ĐH Thái Nguyên: Sai phạm các khoản thu lên tới hơn 104 tỷ đồng

(Thái Nguyên news)-Theo bản kết luận thanh tra của Bộ GD-ĐT về nhiều lĩnh vực hoạt động của ĐH Thái Nguyên vừa qua, trong đó về các khoản thu chưa đúng quy định của một số đơn vị được thanh tra đã lên tới hơn 104 tỷ đồng.


   Bộ GD-ĐT đã có kết luận Thanh tra về công tác tuyển sinh, đào tạo, liên kết đào tạo, quản lý và cấp phát VBCC, tổ chức cán bộ, quản lý tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, hoạt động khoa học công nghệ, công tác thanh tra, phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại ĐH Thái Nguyên với hàng loạt sai phạm.
Theo đó, về các khoản thu chưa đúng quy định của một số đơn vị thành viên đã lên tới hơn 104 tỷ đồng.
Cụ thể, trường ĐH Nông Lâm thu chưa đúng quy định (năm 2011, năm 2013) về kinh phí đào tạo cao học, thu học cải thiện điểm với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng.
Trường ĐH Y – Dược, thu vượt quy định kinh phí đào tạo hệ liên kết đào tạo (ở năm 2011,2012,2013) là hơn 64 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trường ĐH y, dược còn không thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính hàng năm theo quy định; thực hiện trích 8% quỹ học bổng là chưa đúng quy định…
Đối với trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh, thu chưa đúng quy định và thu vượt quy định chi phí đào tạo cao học, thu ngoài quy định của nhà nước học phí, học lại, học cải thiện điểm, thu phí hướng dẫn ôn thi tuyển sinh cao đẳng lên đại học chính quy, văn bằng hai, hệ đại học vừa làm vừa học (năm 2011, 2013)…với số tiền hơn 3 tỷ đồng.
Trường ĐH Sư phạm, thu không đúng quy định là hơn 26 tỷ đồng với các khoản thu ngoài quy định của nhà nước về học phí học lại, cải thiện điểm, ôn tập; thu vượt quy định lệ phí tuyển sinh hệ đào tạo liên kết theo hợp đồng đào tạo….
Trung tâm đào tạo từ xa thu hỗ trợ khai giảng với khoản thu chưa đúng là hơn 200 triệu đồng.
Với ĐH Thái Nguyên, công tác giao dự toán ngân sách năm 2011 cho các đơn vị được triển khai chưa kịp thời, giao nhiều lần trong năm là không đúng với quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Đối với các khoản thu chưa đúng quy định trên, Thanh tra Bộ GD-ĐT kiến nghị ĐH Thái Nguyên chỉ đạo các trường ĐH Sư phạm, ĐH Y, Dược, ĐH Nông Lâm và ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh báo cáo chi tiết về việc, thu, chi các khoản chưa đúng quy định như trên và xử lý theo hướng các mục chi không chi trực tiếp cho hoạt động theo mục đích thu thì phải nộp về Ngân sách nhà nước theo quy định và báo cáo Bộ GD-ĐT.
Chỉ đạo các đơn vị chấm dứt việc thu sai quy định; kiểm điểm những tập thể và cá nhân thu chưa đúng quy định như đã nêu ở trên.
Được biết, ĐH Thái Nguyên đã báo về Bộ GD-ĐT hướng xử lý, tuy nhiên theo thanh tra Bộ GD-ĐT, báo cáo của ĐH Thái Nguyên về biện pháp xử lý nhiều điểm chưa rõ. Bộ GD-ĐT đã có kế hoạch kiểm tra đôn đốc ĐH Thái Nguyên thực hiện theo Nghị định 33 của Chính phủ.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin tiếp về các vấn đề sai phạm khác của ĐH Thái Nguyên như bổ nhiệm cán bộ, tuyển sinh, liên kết đào tạo….
(nguồn:Hồng Hạnh/báo dân trí)
(Email: vuhonghanh@dantri.com.vn)
Xem ngay…

Phú Bình:Tranh chấp đất đai,tòa xét xử chưa công tâm?

(Thái Nguyên news)-Viện KSND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 09/QĐ-KNPT-DS ngày 12/10/2015 kháng nghị Bản án số 12/2015/DS-ST ngày 15/9/2015 của TAND huyện Phú Bình (Thái Nguyên) trong xét xử vụ án “Tranh chấp quyền sở hữu tài sản” do không đảm bảo quyền lợi đương sự.

Quyết định kháng nghị của Viện KSND tỉnh Thái Nguyên đối với Bản án số 12 do TAND huyện Phú Bình xét xử. Ảnh: LN
Nguồn gốc tài sản
Năm 1960, vợ chồng ông Trần Văn Dàng và bà Dương Thị Tám khai hoang vùng đất thuộc xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình. Ông bà Dàng - Tám có nhiều con, trong đó anh Trần Văn Trúc kết hôn với chị Vũ Thị Tâm người cùng xã năm 1994.
Một năm sau, vợ chồng Trúc - Tâm ra ở riêng trên phần đất bố mẹ cho và anh chị khai khẩn thêm. Năm 2013, vợ chồng Trúc, Tâm ly hôn. Các con chị Tâm nuôi và được hưởng toàn bộ tài sản.
Kể từ khi ra 2 vợ chồng ra ở riêng đến khi ly hôn, 4 mẹ con chị Tâm không tranh chấp gì về đất đai, tài sản đối với bà Tám và các anh chị em bên chồng.
Tranh chấp
Năm 2013, khu công nghiệp Điềm Thụy được xây dựng tại xã Điềm Thụy. Toàn bộ phần đất ở, đất sản xuất của bà Tám, chị Tâm và nhiều hộ dân bị thu hồi. Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Phú Bình đã bồi thường, hỗ trợ đất và các khoản khác cho các hộ, trong đó bà Tám được nhận tổng tiền gần 5,4 tỷ đồng, chị Tâm gần 1,4 tỷ đồng.

Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao: “Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản mà tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án không có giá ngạch”
Ngoài khoản tiền 2 bên đã nhận đủ, còn phần đất xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu giữa bà Tám và chị Tâm có mức đền bù là gần 731 triệu đồng. Trước đó, chị Tâm kê khai diện tích đất này là của chị vì chị cho rằng vợ chồng chị trước đây đã khai khẩn. Bằng chứng rõ nhất là toàn bộ cây trên đất đều do vợ chồng chị trồng và bảo quản từ năm 1995. Biết chuyện, bà Tám có đơn và chìa ra quyển sổ lâm bạ được cấp năm 1990 với 2ha đất, khẳng định, phần đất được đền bù 731 triệu đồng chính là đất đã có sổ lâm bạ mang tên chồng bà (đã mất).

Chính quyền địa phương đã làm trung gian tiến hành hòa giải nhưng không thành công do không thống nhất được tỷ lệ phân chia. Bà Tám có đơn kiện ra tòa và TAND huyện Phú Bình đã tiến hành xét xử với Bản án số 12/2015/DS-ST ngày 15/9/2015 tuyên: Bà Tám được hưởng số tiền 708 triệu đồng, chị Tâm hưởng số tiền gần 22,5 triệu đồng (tiền hỗ trợ bồi thường cây và tài sản trên đất). Chị Tâm phải chịu án phí 32.3 triệu đồng.
Không đồng tình với kết quả xét xử, chị Tâm làm đơn kháng cáo.
Nghiên cứu Bản án dân sự số 12, viện KSND tỉnh Thái Nguyên nhận thấy: Quá trình giải quyết vụ án, TAND huyện Phú Bình có một số vi phạm: việc áp dụng pháp luật xác định trách nhiệm chịu án phí của bị đơn không đúng, không đảm bảo quyền lợi đương sự. Việc TAND huyện Phú Bình buộc chị Tâm phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm là vi phạm Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về án phí, lệ phí tòa án.
Thêm nữa, tại tòa, chứng cứ quan trọng nhất chưa được làm rõ đó là tính pháp lý của cuốn sổ lâm bạ mang tên ông Dàng (chồng bà Tám). Diện tích đất ghi trong sổ chỉ 2ha, nhưng trong đó không có sơ đồ, lô, thửa đất; không xác định được vị trí cụ thể. Nhiều người nghi ngờ cuốn sổ lâm bạ này cấp cho một phần trong tổng số đất mà bà Tám đã được đền bù gần 5,4 tỷ đồng bởi bà Tám chỉ có duy nhất một cuốn sổ lâm bạ 2ha. Trong khi một phần đất đang tranh chấp lại nằm liền kề với nhà ở chị Tâm sinh sống ổn định 20 năm nay.
Thêm vào đó, nếu là đất của bà Tám, thì tại sao 20 năm nay chị Tâm trồng cây và bảo quản ổn định mà bà Tám không phản ứng gì? Ngay tại phiên tòa, phía bà Tám cũng đồng ý để chị Tâm nhận tiền đền bù cây cối trên đất?
Phiên tòa phúc thẩm tới đây sẽ diễn ra, nhưng với trường hợp như thế này không có phiên tòa nào thuyết phục hơn bằng phiên tòa “chính tâm”, các bên tiếp tục hòa giải có được tiếng nói chung để tình bà cháu, tình láng giềng không bị tổn thương lớn.
(nguồn:báo điện tử thanh tra)
Xem ngay…

Đại học Y Dược “móc túi” sinh viên hơn 64 tỷ đồng

(Thái Nguyên new)-Quá trình thanh tra tại Đại học (ĐH) Thái Nguyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục điểm mặt, chỉ tên hàng loạt sai phạm tại ĐH Y Dược Thái Nguyên trong các lĩnh vực liên kết đào tạo, thu chi tài chính, công tác tổ chức cán bộ.

Đại học Y Dược “móc túi” sinh viên hơn 64 tỷ đồng
Các sinh viên ĐH Y Dược Thái Nguyên không hề biết mình bị nhà trường “móc túi”. Chỉ khi có thanh tra mới phát hiện số tiền này là trên 64 tỷ đồng. Trong ảnh: Một buổi thực tập của sinh viên trường Đại học Y dược Thái Nguyên. Ảnh minh họa: Internet
Theo Kết luận thanh tra số 357/KL-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, tại ĐH Y Dược Thái Nguyên, cán bộ không đủ tiêu chuẩn theo quy định vẫn được bổ nhiệm. Cụ thể, Hiệu trưởng trường bổ nhiệm Thạc sĩ Nông Thị Phương Mai làm Trưởng khoa Điều dưỡng khi không đủ tiêu chuẩn. Theo quy định, Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa được chọn trong số các giảng viên có uy tín, kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý. Trưởng khoa phải có học vị Tiến sỹ.
Tại lĩnh vực thu chi của đơn vị, ĐH Y Dược Thái Nguyên thu vượt quy định kinh phí đào tạo hệ liên kết đào tạo lên tới hơn 64 tỷ đồng. Đồng nghĩa với việc nhiều sinh viên đang theo học bị nhà trường “móc túi” khoản tiền khổng lồ mà không hề hay biết.
Tiếp đó, số tiền thu trái quy định được nhà trường tùy nghi chi tiêu vào các hoạt động lễ hội, “nâng lương” cho cán bộ… Theo báo cáo giải trình gửi đoàn thanh tra, ĐH Y Dược Thái Nguyên cho biết, nhà trường chi hoạt động chuyên môn, sửa chữa nhỏ và mua sắm thiết bị, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng và quỹ phát triển sư nghiệp hơn … 57 tỷ đồng.
Đáng nói là, ĐH Y Dược Thái Nguyên đã trích lập sai quy định Quỹ phúc lợi để chi cho các ngày lễ lớn, nâng cao đời sống cán bộ, viên chức gần 3 tỷ đồng.
Theo Kết luận thanh tra của Bộ GD&ĐT, ĐH Y Dược Thái Nguyên cũng không thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính hàng năm theo quy định tại Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC của Bộ Tài chính và Hướng dẫn số 5636/BGDDT-KHTC của Bộ GD&ĐT.
Năm 2013, ĐH Y Dược Thái Nguyên thực hiện trích 8% quỹ học bổng chưa đúng quy định tại Quyết định 44/2007/QĐ-BGDĐT và Thông tư số 31/2013/TT-BGDĐT (quy định trích 15% có hiệu lực từ 15/9/2013). Việc quản lý công nợ tính đến ngày 31/12/2013: Về số dư tạm ứng chưa thanh toán là 1,4 tỷ đồng; số công nợ phải thu là 876 triệu đồng. Số công nợ phải trả là 3,7 tỷ đồng, trong đó tiền trợ cấp cử tuyển cho các tỉnh là 1,7 tỷ đồng.

Ông Đặng Kim Vui, Giám đốc Đại học Thái Nguyên phải chịu trách nhiệm về những hạn chế, thiếu sót và sai phạm tại các đơn vị trực thuộc. 


Qua thanh tra cho thấy, công tác đào tạo cũng bộc lộ nhiều thiếu sót, lỏng lẻo. Đơn cử, chương trình đào tạo thạc sỹ chưa được cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung hàng năm. Nhà trường vẫn sử dụng giáo trình được biên soạn từ năm 2011. Thời gian đào tạo quy định từ 1,2 - 2 năm, chương trình đào tạo thạc sỹ 1,5 năm dành cho đối tượng đã có bằng bác sỹ chuyên khoa cấp 1 nhưng không có quy định học phần nào được miễn và thẩm quyền cho miễn các học phần.
Việc quản lý hồ sơ nghiên cứu sinh chưa thống nhất, chưa đầy đủ. Từ năm 2012 về trước, hồ sơ nghiên cứu sinh không có kế hoạch học tập và nghiên cứu; không có quyết định giao nghiên cứu sinh về sinh hoạt tại bộ môn; không có xác nhận học phần trong chương trình đào tạo do thủ trưởng phê duyệt kèm theo biên bản hội đồng/trường; không có nhận xét quá trình học tập, nghiên cứu, tiến độ đạt được của nghiên cứu sinh và báo cáo định kỳ; không có lịch làm việc của nghiên cứu sinh và người hướng dẫn là không đúng quy định tại Điều 28, 29 Quy chế đào tạo trình độ Tiến sỹ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TTBGDĐT của Bộ GD&ĐT
Tại công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng, ĐH Y Dược Thái Nguyên lúng túng trong phân biệt và xác định thẩm quyền giải quyết đơn thư, chưa phân biệt rõ giữa khiếu nại, tố cáo. Đơn đề nghị của bà Nguyễn  Thị Hằng Lan, KTV trường ĐH Y Dược có nội dung tố cáo nhưng giải quyết ghi khiếu nại. Giải quyết vụ việc của ông Đàm Khải Hoàn chưa dứt điểm.
Kết luận thanh tra cũng “điểm mặt, chỉ tên” sai phạm của ĐH Y Dược Thái Nguyên trong liên kết đào tạo liên thông tại Hải Phòng dẫn đến 132 sinh viên trúng tuyển nhờ khai man thâm niên, đơn vị công tác, sử dụng bằng giả, bảng điểm giả gây phát sinh đơn thư khiếu kiện phức tạp như Báo Thanh tra đã phản ánh ở các số báo trước.
Bộ GD&ĐT kết luận, ông Đặng Kim Vui, Giám đốc ĐH Thái Nguyên với tư cách là người đứng đầu chịu trách nhiệm chung về những hạn chế, thiếu sót và sai phạm được nêu tại kết luận.
Cần nói thêm rằng, sai phạm tại ĐH Y Dược Thái Nguyên mang tính chất điển hình cho các sai phạm tại đơn vị trực thuộc ĐH Thái Nguyên.
Chúng tôi tiếp sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
(nguồn:báo thanhtra.com.vn )


Xem ngay…

Tỉnh ủy viên mất chức Tisco:Tổng giám đốc được bầu làm Bí thư Đảng ủy

TNTT-Mặc dù đã bị miễn nhiệm khỏi hầu hết các vị trí lãnh đạo tại CTCP Gang Thép Thái Nguyên (Tisco) sau những kết quả hoạt động kinh doanh bê bết, cựu Chủ tịch kiêm TGĐ Tisco Trần Văn Khâm vẫn “tiếp tục được tín nhiệm” bầu giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Công ty khóa XV, nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Dù mới bị miễn nhiệm khỏi HĐQT và Ban TGĐ công ty nhưng ông Trần Văn Khâm vẫn được bầu làm Bí thư Đảng ủy Tisco
Theo thông tin mới được Tisco công bố, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Tisco) lần thứ XV, diễn ra trong 2 ngày từ 09 đến 10 tháng 8 năm 2015, đã bầu ra 27 đảng viên tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XV, nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Tại phiên họp thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XV đã bầu Ban Thường vụ Đảng ủy gồm 8 đảng viên. Trong đó, ông Trần Văn Khâm tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Công ty khóa XV, ông Hoàng Ngọc Diệp - UVHĐQT, Tổng Giám đốc Công ty và ông Nguyễn Xuân Trường, Phó Bí thư Đảng ủy khóa XIV được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Công ty khóa XV.
Đáng chú ý, ông Trần Văn Khâm, người tái nhiệm chức vụ Bí thư Đảng ủy Tisco hiện tại lại không hề giữ một cương vị chủ chốt nào trong Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc hay Ban Kiểm soát của công ty.
Trước đó, theo Điều 3, Nghị quyết số 128/NQ-GTTN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2014 CTCP Gang Thép Thái Nguyên, Tisco đã nhất trí thông qua việc miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT đối với ông Trần Văn Khâm – Tổng Giám đốc công ty.
Kế đó, tới ngày 27 tháng 02 năm 2015, HĐQT Tisco lại tiếp tục ban hành Nghị quyết số 13/NQ-GTTN, thông qua chủ trương miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc CTCP Gang Thép Thái Nguyên nhiệm kỳ 2014 – 2019 đối với ông Trần Văn Khâm. Đồng thời, bổ nhiệm ông Hoàng Ngọc Diệp - Ủy viên HĐQT, Phó TGĐ Công ty thay thế.
Căn cứ quyết định số 08/QĐ-GTTN ngày 02/03/2015 của HĐQT, bắt đầu từ ngày 15/03/2015, ông Trần Văn Khâm chính thức rời ghế Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên.
Như vậy, tính đến giữa tháng 3/2015, ông Khâm đã không còn đảm nhận một cương vị lãnh đạo nào trong Ban quản trị hay Ban điều hành CTCP Gang Thép Thái Nguyên. Trọng trách duy nhất mà vị cựu Chủ tịch kiêm TGĐ Tisco còn giữ là cương vị Bí thư Đảng ủy Công ty, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên khóa XVIII (2010 – 2015).
Căn biệt thự nguy nga xây dựng trái phép của gia đình Bí thư Đảng ủy Tisco Trần Văn Khâm
Việc cải tổ bộ máy lãnh đạo Tisco, bao gồm cả việc thay thế chức danh TGĐ của ông Trần Văn Khâm được cho là có nguyên nhân sâu xa từ kết quả hoạt động bê bết của công ty, đặc biệt là việc chậm tiến độ và đội vốn nghiêm trọng tại Dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 (Tisco II).
Dự án này đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2005 và khởi công từ năm 2007 nhưng mãi đến nay vẫn còn là một đại công trường ngổn ngang. Không chỉ chậm tiến độ, Tisco II còn bị “đội vốn” kinh hoàng, từ con số dự toán ban đầu 3.483 tỷ lên tới… 8.104 tỷ đồng.
Liên quan đến Bí thư Đảng ủy Tisco Trần Văn Khâm, đầu tháng 9/2014, căn biệt thự tọa lạc tại tổ 13, phường Trung Thành, Tp. Thái Nguyên của gia đình ông cũng từng khiến dư luân một phen nổi sóng khi hoạt động xây dựng công trình đã hoàn toàn sai với nội dung cấp phép. Việc xây dựng căn biệt thự 4 tầng nguy nga này thậm chí đã bị UBND phường Trung Thành ra quyết định đình chỉ thi công.
(theo tin :ANTT.VN)
Xem ngay…

Phổ Yên:Chủ tịch xã tiếp tay “nuốt” 152 tấn xi măng?

 TNTT-Theo kết luận thanh tra, Chủ tịch UBND xã Đông Cao (huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) đã “có công” trong việc tiếp tay bán 152 tấn xi măng do Nhà nước cấp làm đường giao thông nông thôn trái quy định.
Được  biết, năm 2009 - 2010, UBND xã Đông Cao được giao làm chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông nông thôn tại xóm An Phong với tổng chiều dài hơn 2468m, rộng 3 mét, dày 0,18m. Ngày 10/12/2009 UBND xã Đông Cao đã có Công văn số 53/CV-UBND về việc đề nghị nâng mức hỗ trợ xây dựng đường bê tông xi măng từ 50% lên 60% giá trị công trình; đến ngày 18/12/2009 UBND huyện Phổ Yên đồng ý điều chỉnh tại Quyết định số 19500/QĐ-UBND, Nhà nước hỗ trợ xóm An Phong xây dựng đường bê tông 539 tấn xi măng và 110.118.000 đồng. 

Chủ tịch UBND xã Đông Cao Đinh Văn Cường
Tuy nhiên chiều dài tuyến được chỉ thực hiện được 2040m, nguồn xi măng cấp về Ban Xây dựng xóm An Phong đã tính toán bớt xén và chuyển nhượng bớt trong đó có sự tiếp tay trực tiếp của Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đông Cao, Đinh Văn Cường.
Kết luận về việc giải quyết nội dung đơn kiến nghị, tố cáo của công dân xóm An Phong, xã Đông Cao của Chủ tịch UBND huyện Phổ Yên ngày 08/4/2013 cho thấy, Ban Xây dựng xóm An Phong đã bán là 4.889 bao x50kg/bao = 244.450kg. Trong đó: Số xi măng bán do không thực hiện theo thiết kế nhưng đã được quyết toán là 92.450kg và số xi măng bán do bớt từ công trình là 152.000kg.
Theo kết luận này, Chủ tịch UBND xã Đinh Văn Cường “là người gọi điện cho ông Nguyễn Văn Dục (Trưởng xóm, Trưởng Ban xây dựng xóm An Phong) mua hộ cho ông Tuấn Nam Đô (đó là ông Tuấn- cán bộ thú y) 40 bao (50kg/bao), tương đương 2 tấn xi măng với số tiền 1.200.000đồng”.
Ngoài ra, số tiền bán xi măng tương đương 151.874.000 đồng và 15.938.527 đồng mà Ban xây dựng đường bê tông đã chi sai quy định vẫn chưa được thu hồi. Trong đó, số tiền chi sai trên 15 triệu đồng chủ yếu là tiền tiếp khách, “chạy” đổi quyết định hỗ trợ của UBND huyện cho xây dựng đường bê tông từ mức 50% lên 60% giá trị công trình. Số tiền bán xi măng kia vào túi ai, tiêu như thế nào thì không được làm rõ.
Gây thất thoát tài sản của Nhà nước, nhưng kết luận thanh tra của huyện Phổ Yên chỉ nói rằng Chủ tịch UBND xã Đông Cao đã được giảm nhẹ thành “đã buông lỏng công tác quản lý trong việc thi công công trình đường BTXM xóm An Phong, thiếu kiểm tra, giám sát việc thi công của các đơn vị thi công, chính vì vậy đã để xảy ra việc bán xi măng trái quy định, thi công không hết dự toán được duyệt”.
Với lý do “Là Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đông Cao đơn vị chủ đầu tư công trình đường BTXM xóm An Phong đã thiếu sâu sát trong công tác quản lý dẫn đến những sai phạm của Ban Xây dựng đường bê tông xi măng xóm An Phong trong việc tự ý bớt, bán 244 tấn xi măng làm đường từ nguồn vốn nhà nước cấp đối ứng dẫn tới ảnh hưởng đến chất lượng công trình…” ngày 23/9/2013 tại Quyết định số 56-QĐ/UBKTHU Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Phổ Yên đã Quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Phó Bí thư- Chủ tịch UBND xã Đông Cao Đinh Văn Cường.
Trước những kiến nghị, tố cáo tiếp tục của người dân xóm An Phong, ngày 26/1/2015, trong Văn bản số 65/UBND-TTR gửi Chánh Thanh tra huyện, Trưởng phòng Nội vụ huyện và UBND xã Đông Cao, ông Lê Thanh Tuyết- Chủ tịch UBND huyện Phổ Yên cũng đã tiếp tục chỉ đạo Phòng Nội vụ huyện “Tham mưu cho UBND huyện thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét và thi hành kỷ luật đối với ông Đinh Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Đông Cao về những sai phạm đã kết luận”.
(Theo tin:ANTT. vn)
Xem ngay…

Phú Bình:Vụ làm hồ sơ chính sách nhiều “khuất tất ”lãnh đạo sở LĐTB&XH đề nghị làm rõ.

TNTT-Liên quan đến việc làm hồ sơ chính sách ở xã Tân Kim (Phú Bình, Thái Nguyên), Lãnh đạo Sở Lao động – TBXH yêu cầu nêu rõ lý do, nguyên nhân các đối tượng chưa được hưởng chế độ, chính sách.
UBND huyện Phú Bình (Thái Nguyên) vừa có thông báo phản hồi báo Người đưa tin về kết quả buổi làm việc giữa UBND huyện và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên để giải quyết, xử lý nội dung phản ánh của báo Người đưa tin ngày 3/8/2015 về chế độ, chính sách cho người nhiễm chất độc hóa học tại xã Tân Kim (huyện Phú Bình).
Thông báo số 61/TB – UBND của UBND huyện Phú Bình do ông Nguyễn Thanh Tú, Chánh văn phòng UBND dân huyện kí ngày 12/8/2015 nêu rõ: Thực hiện Công văn số 2076/UBND - TN ngày 4/8/2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc kiểm tra, xử lý phản ánh của báo Người đưa tin, ngày 11/8/2015 tại UBND huyện Phú Bình, Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Thái Nguyên đã chủ trì buổi làm việc với UBND huyện Phú Bình để giải quyết, xử lý những nội dung phản ánh của người dân về chế độ, chính sách cho người nhiễm chất độc hóa học tại xã Tân Kim do báo Người Đưa Tin đăng ngày 3/8/2015.
Sau buổi làm việc, lãnh đạo Sở Lao động – TBXH tỉnh Thái Nguyên thống nhất nội dung với lãnh đạo UBND huyện Phú Bình và yêu cầu các cơ quan đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ như sau: Giao cho phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình phối hợp với UBND xã Tân Kim và các đơn vị có liên quan kiểm tra, rà soát xác minh để làm rõ những phản ánh của người dân về việc giải quyết chế độ chính sách cho người bị nhiễm chất độc hóa học tại xã Tân Kim.
Tổng hợp số đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước tại xã Tân Kim từ năm 1975 trở về trước đặc biệt những người tham gia chiến đấu tại các vùng bị giải chất độc hóa học.

Báo cáo của UBND huyện Phú Bình gửi báo Người Đưa Tin
Báo cáo chi tiết từng nhóm đối tượng theo từng giai đoạn và các căn cứ để giải quyết chế độ cho các đối tượng từ năm 2006 đến nay. Trong đó, tổng số đối tượng đã làm hồ sơ, số đối tượng đã được hưởng, số không đảm bảo hồ sơ trả lại, số chưa có hồ sơ, số đã được hưởng nhưng đến nay bị tạm dừng hoặc bị cắt... Báo cáo gửi về UBND huyện và Sở Lao động – TBXH huyện trước ngày 20/08/2015 và trả lời cơ quan báo chí theo thẩm quyền.
Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ, căn cứ chi trả chế độ cho các đối tượng như ông Tiền, ông Chiến, và các đối tượng chính sách có liên quan. Tham mưu UBND huyện xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm (nếu có) và giải quyết thủ tục thực hiện chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được kịp thời theo đúng quy định; báo cáo UBND huyện trước ngày 20/08/2015.
Đối với UBND xã Tân Kim, chủ trì, phối hợp với phòng Lao động – TBXH huyện tổ chức buổi làm việc với các đối tượng đã làm hồ sơ đề nghị nhưng chưa đảm bảo thủ tục nên chưa được xem xét và các đối tượng có đơn thư phản ánh đến báo Người Đưa Tin, đồng thời mời Sở Lao động- TBXH tỉnh về dự và giải thích làm rõ thông tin về chế độ chính sách cho các đối tượng và người dân.
Cụ thể về vụ việc này, trước đó, phản ánh đến báo Người Đưa Tin, bà Dương Thị Bé Xuyên ở xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên bức xúc: Từ năm 2006, người dân địa phương bắt đầu làm các thủ tục để được hưởng chế độ trợ cấp cho nạn nhân chất độc hóa học. Thế nhưng, để nhận được trợ cấp trên mỗi người phải “lót tay” hơn chục triệu đồng mới qua “vòng” khám của huyện Phú Bình?.
Đơn cử, ông D.H.C ở xã Tân Kim thì cả 4 đứa con đều khôi ngô tuấn tú nhưng trong hồ sơ lại ghi là con bị thiểu năng trí tuệ. Ông V. B. L cũng ở cùng xã không đi chiến đấu trong chiến trường Nam Bộ vì đi đến Ninh Bình gây chết người. Sau đó, ông L. đi về làm bộ đội ở kho Đuổm (Phú Lương, Thái Nguyên). Thế nhưng, tất cả những người đó lại quan hệ với một số đối tượng để có “giấy chứng nhận đi chiến trường”, trong hồ sơ ghi con mắc bệnh về sinh sản.
Bà Bé Xuyên bức xúc: “Nếu ai nộp từ 7 triệu đồng đến 12 triệu đồng sẽ được hưởng trợ cấp cả người nuôi. Có người đi bộ đội nhưng không vào miền Nam chỉ cần đưa vài triệu đồng là được nhận trợ cấp chất độc hóa học.
Chúng tôi là người đi chiến đấu trong miền Nam, mặc dù có đầy đủ giấy tờ nhưng không nộp tiền thì hết đợt này đến đợt khác đều trả lời là không bị nhiễm chất độc hóa học. Khi mọi người làm đơn lên phòng Lao động –Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình thì họ bảo hồ sơ của chúng tôi không đủ điều kiện và bắt về khám lại từ đầu. Chúng tôi không nhất trí”.
(Theo tin:báo người đưa tin)
Xem ngay…

Đại Từ:Sổ đỏ thành giấy vụn: Thiệt hại cả trăm tỉ, dân không biết kêu ai

TNTT-Nỗi đau khổ của người dân Đại Từ lên đến đỉnh điểm khi được chính quyền huyện Đại Từ tuyên bố, sổ đỏ đất thổ cư của họ không còn giá trị làm thiệt hại hàng trăm tỉ đồng của người dân.

Ngày 1/5/2015, báo Người Đưa Tin đăng bài Người dân “chết đứng” vì sổ đỏ biến thành giấy vụn, phản ánh nỗi khổ cùng cực của người dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2006 khi có đường dây 220KV Tuyên Quang - Thái Nguyên đi qua. Nỗi đau khổ của người dân Đại Từ lên đến đỉnh điểm khi được chính quyền huyện Đại Từ tuyên bố, sổ đỏ đất thổ cư của họ không còn giá trị làm thiệt hại hàng trăm tỉ đồng của người dân, đẩy họ đến cảnh vô gia cư, “chết đứng” lần thứ hai.

Có nhiều người dân huyện Đại Từ trong tâm trạng lo lắng, đến toà soạn báo Người Đưa Tin kêu cứu: “Chúng tôi gồm hơn 88 hộ dân (HKTT tại 9 xã: Yên Lãng, Phú Xuyên, Phú Thịnh, Bản Ngoại, Tiên Hội, thị trấn Hùng Sơn, Bình Thuận, Đại Từ, Tân Thái thuộc địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) có đất ở và nhà nằm dưới gầm đường điện cao áp 220KV Tuyên Quang-Thái Nguyên. Đất và nhà ở của chúng tôi đều được UBND huyện Đại Từ cấpsổ đỏ từ năm 1993 trở về trước. Năm 2006, dự án đường điện cao áp đi qua đất và nhà ở của chúng tôi, các hộ dân bị nhiễm điện nặng, nhiều hộ phải bỏ nhà hoang, vì không còn đủ đất để làm nhà ở”.
Theo Quyết định số 1195/QĐ-TTg ngày 9/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ, thì dự án này được áp dụng cơ chế đặc thù “đền bù” và “thoả thuận”. Thế nhưng, các hộ dân Đại Từ không có hộ nào được “đền bù” và “thoả thuận”, mà chỉ được hỗ trợ một phần đất và tài sản. Trong buổi đối thoại với gia đình cựu chiến binh Nguyễn Văn Bình, ông Trần Văn Mỳ - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Từ còn hùng hồn tuyên bố: “Tới đây, huyện Đại Từ sẽ đưa giấy mời tất cả các hộ dân thuộc 9 xã dưới gầm đường điện mang bìa đỏ đến chỉnh lý từ đất thổ cư thành đất nông nghiệp. Nếu hộ nào không chấp nhận, ông Chủ tịch UBND huyện Đại Từ sẽ ra quyết định hủy sổ đỏ của những hộ đó?!”.
Trao đổi với PV, ông Bình bức xúc: “Tổng diện tích đất thổ cư của chúng tôi bị thu hồi và giao cho dự án khoảng 520.000m2, trị giá khoảng 200- 300 tỉ đồng. Nhưng hiện nay, diện tích đất thổ cư của chúng tôi trở thành đất nông nghiệp, mức độ thiệt hại là quá lớn. Ví dụ gia đình tôi có 441,9m2, giá đất thị trường là 4 triệu đồng/m2, tính ra mảnh đất trị giá gần 1,7 tỉ đồng, chỉ được hỗ trợ 502 triệu đồng (trong đó hỗ trợ về đất 210 triệu đồng, còn lại là tài sản)”. Trường hợp nhà bà Vân ở xóm Bình Sơn, xã Bình Thuận có 308m2 đất thổ cư mặt đường lớn liên huyện, giá thị trường khoảng 7 triệu đồng/m2, hơn 2,1 tỉ đồng nhưng chỉ được hỗ trợ 260 triệu đồng (cả đất và tài sản)...
Báo đề nghị chính quyền tỉnh Thái Nguyên cần có những động thái tích cực, tổ chức cuộc họp để lắng nghe ý kiến của người dân, đưa ra được những quyết sách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân và của Nhà nước.
(Theo tin :báo người đưa tin)
Xem ngay…

Tôi đi dự thầu ở Thái Nguyên: Hành vi của Chi cục trưởng là vi phạm luật đấu thầu

TNTT-Doanh nghiệp đến mua hồ sơ dự thầu nhưng Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên tuyên bố gói thầu đã được dàn xếp theo ý kiến của lãnh đạo tỉnh và hứa sẽ chỉ đạo "đệ tử" trả cho mỗi DN đến mua hồ sơ dự thầu 5 triệu đồng để từ bỏ đấu thầu...
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
  • >>>Tôi đi mua hồ sơ mời thầu ở Thái Nguyên: 'Mày là thằng nào?'
  • >>>Tôi đi mua hồ sơ thầu ở Thái Nguyên: Giám đốc Sở NNPTNN nói gì?
  • Luật sư Nguyễn Hồng Thái - Công ty luật Hồng Thái

    Theo thông tin trên báo Nông nghiệp Việt Nam, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên công khai mở bán 3 gói thầu thuộc Dự án hồ Cây Vĩ nhưng có dấu hiệu o bế, cản trở doanh nghiệp. Chi cục trưởng Nguyễn Văn Hợp còn tuyên bố gói thầu đã được dàn xếp theo ý kiến của lãnh đạo tỉnh và hứa sẽ chỉ đạo “đệ tử” trả cho mỗi DN đến mua hồ sơ dự thầu 5 triệu đồng để từ bỏ đấu thầu...
    Để tìm hiểu về tính hợp pháp của cuộc đấu thầu dự án hồ Cây Vĩ khi có sự tác động của Chi cục trưởng Nguyễn Văn Hợp và hành vi của ông Hợp có sai phạm như thế nào, PV ANTT.VN đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Hồng Thái – Công ty luật Hồng Thái.
    Theo luật sư Thái, “nếu vụ việc trên là đúng thì hành vi đó là vi phạm luật đấu thầu”.
    Về nguyên tắc xử lý vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo một hoặc các hình thức sau đây: cảnh cáo, phạt tiền, cấm tham gia hoạt động đấu thầu. Đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật đấu thầu thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
    Về thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu
    Người quyết định đầu tư có trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu đối với các dự án do mình quyết định đầu tư theo quy định tại Điều 60 của Luật Đấu thầu. Trường hợp người quyết định đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu thì việc xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi việc xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu và quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các tổ chức, cá nhân bị phạt cảnh cáo liên tục từ 5 lần trở lên theo quy định tại khoản 4 Điều 66 Nghị định này.
    Về hình thức phạt tiền
    Tùy theo mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 75 của Luật Đấu thầu sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi “Dàn xếp, thông đồng giữa tất cả nhà thầu, giữa nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia đấu thầu, tư vấn lập hồ sơ mời thầu, cơ quan, tổ chức thẩm định, người phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu dẫn đến phải huỷ đấu thầu hoặc lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Luật Xây dựng;”
    Trước đó, trả lời PV ANTT.VN, ông Nguyễn Quốc Minh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Nguyên cho biết, ông đang đi nghỉ phép tại miền Nam nên chưa nắm được tình hình và ông Minh cũng sắp chuyển công tác.
    PV tiếp tục liên hệ với ông Nguyễn Văn Hợp, cuộc gọi lúc 11 giờ 35 phút ngày 29/7 có người nghe máy thì xưng là em trai ông Hợp. Sau đó, chiều cùng ngày PV tiếp tục liên lạc thì không có ai nghe máy.
    Theo tin:báo điện tử an ninh tiền tệ

    Xem ngay…

    Phú Bình:Vụ làm hồ sơ chính sách nhiều "khuất tất": Cơ quan điều tra vào cuộc

    TNTT-Liên quan tố cáo của người dân về một số đối tượng làm giả chế độ chính sách, cơ quan điều tra tỉnh Thái Nguyên đã vào cuộc...

    Như báo Người Đưa Tin đã phản ánh, bà Dương Thị Bé Xuyên (trú tại xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) bức xúc về việc một số người dân trong xã được hưởng chế độ chất độc da cam không đúng theo quy định, đặc biệt những người bị chất độc da cam nhưng không được xét duyệt hồ sơ, khiến người dân vô cùng bức xúc.
    Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Văn Mão, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội Thái Nguyên; ông Nguyễn Đức Giang – Phó Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình để làm rõ vụ việc trên.
    Đối với những người đầy đủ điều kiện nhưng chưa được giải quyết hồ sơ như ông Vũ Đình Thầu, Dương Văn Chinh, Hoàng Quốc Chương… cùng trú tại xã Tân Kim; ông Nguyễn Đức Giang – Phó Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình cho biết: “Ông Chương không làm hồ sơ nhưng đến khi bị bệnh ông mới chạy làm hồ sơ. Gia đình cũng có người bị ung thư nhưng không phải ung thư khí quản.
    Bởi ông không nằm trong 17 thứ bệnh mà ngành y tế quy định do ảnh hưởng của chất độc da cam. Trường hợp nhà ông Chinh đề nghị xem xét lại. Có thể ông đầy đủ giấy tờ nhưng không đủ điều kiện là con dị tật hoặc vô sinh”.
    Ông Mão, Phó Giám đốc Sở cho biết: “Trước đây, điều kiện xác nhận người được hưởng chế độ chất độc hóa học trong danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định có đến trăm thứ bệnh. Tuy nhiên, bây giờ chỉ còn hơn chục loại bệnh, chính vì vậy bản thân những người thực hiện rất khó khăn.
    Ví dụ, bản thân ba người đi bộ đội cùng nhau nhưng có người làm theo quyết định trước thì hồ sơ được xét duyệt, còn người làm sau sẽ không được bởi vì danh mục bệnh tật giảm xuống. Đấy là những điều mà người dân bức xúc bấy lâu”.
    “Những người tham gia kháng chiến vào tháng 2/1975 là những người được trước vì họ có đầy đủ giấy tờ. Chỉ cần bị tiểu đường là họ được, còn những người tham gia chiến đấu hàng chục năm lại không được. Lộ trình giải quyết đến thời điểm bây giờ, chính phủ có 4 văn bản chính thức. Còn lại dưới nghị định và thông tư thì nhiều vô kể.
    Đơn cử, trong nhóm có bệnh thần kinh ngoại biên – toàn quốc mới có một số trường hợp. Còn địa bàn tỉnh Thái Nguyên giới thiệu đi hơn trăm người cũng không được ai. Đối với người tiếp xúc với chất độc da cam có biểu hiện tê bì chân tay, tuy nhiên chiến tranh đã qua mấy chục năm rồi. Sau khi đi khám thì những người bị tổn thương thần kinh thì được kết luận là không rõ nguyên nhân”, ông Mão cho biết thêm.
    Vấn đề người dân bức xúc nhất bây giờ là ba người đi cùng nhau nhưng hai người được, còn người kia lại không được hưởng chế độ. Bởi dựa trên 17 bệnh có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học.
    Về trường hợp ông Vũ Bá Lương được hưởng chế độ da cam nhưng không đúng theo quy định, ông Mão cho biết, trong hồ sơ của ông Lương đều có xác nhận ông bị chất độc hóa học từ xã đến huyện. Chúng tôi là cơ quan quản lý chỉ giữ hồ sơ, còn trách nhiệm là của những người ký quyết định chứng nhận ông Lương bị nhiễm chất độc hóa học. Hiện, công an đang vào cuộc nên không thể cung cấp hồ sơ cho báo chí được.
    Về việc một số người bị truy lĩnh số tiền lớn hơn so với số tiền được hưởng trợ cấp trước đó, ông Nguyễn Đức Giang – Phó Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình cho biết: Kế toán và thủ quỹ phải chịu trách nhiệm (?!).
    “Tất cả những đơn người dân xã Tân Kim bức xúc về việc hưởng chế độ chất độc hóa học, chúng tôi sẽ đề nghị UBND huyện Phú Bình chỉ đạo các ban ngành chức năng vào cuộc để làm rõ việc này”, ông Mão cho biết.
    Đã vào cuộc điều tra
    Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Nguyên đang điều tra xác minh đơn tố cáo của công dân về một số trường hợp tại xã Tân Kim (Phú Bình – Thái Nguyên) hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không đúng quy định, vào ngày 05/06/2014.
    Đơn vị này đang xác minh 5 trường hợp gồm: Dương Hữu Cẩn (SN 1955); Vũ Bá Lương (SN 1950); Vũ Quyết Chiến (SN 1940); Vũ Thạch Tít (SN 1942) cùng trú tại xã Tân Kim. Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
    Ông Mão - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội Thái Nguyên cho biết, đến giờ cơ quan này vẫn chưa nhận được bản kết luận về vụ việc.
    (Theo tin:báo người đưa tin)
    Xem ngay…
    Next Home ->