TNTT-Bạn nên chú ý đến quá trình phát triển của răng sữa và răng vĩnh viễn của bé, để con có được hàm răng đẹp và khỏe mạnh.
Những việc cha mẹ nên làm cho con trước và sau khi nhổ răng
Trước khi nhổ răng bạn cần giúp trẻ vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ bằng cách lấy hết các mảng bám, đánh răng và súc miệng cẩn thận.
Cách giúp con có hàm răng đẹp khi thay răng
Sau khi nhổ răng không nên cho bé súc miệng nhiều lần đặc biệt càng không nên cho bé súc miệng bằng nước muối sẽ khiến khó cầm máu, thay vào đó nên cho bé ngậm chặt bông để máu nhanh ngưng chảy.
Nếu sau nhổ răng bé có cảm giác quá đau đớn có thể hỏi ý kiến bác sỹ về việc dùng thuốc giảm đau.
Lưu ý đến quá trình phát triển răng sữa và răng vĩnh viễn
Bạn nên chú ý đến quá trình phát triển của răng sữa và răng vĩnh viễn của bé bởi hàm răng được coi là phát triển bình thường khi thứ tự của các răng vĩnh viễn sẽ mọc tương tự như răng sữa, nghĩa là chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Vì thế, có thể đoán được thứ tự rụng của những chiếc răng sữa này, đồng thời biết được thứ tự của những chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc lên.
Nếu thấy có hiện tượng như: răng vĩnh viễn đã mọc lên nhưng răng sữa chưa rụng đi, khoảng cách giữa hai răng cửa hàm trên quá lớn, răng vĩnh viễn mọc ở vị trí bất thường… bạn nên nhanh chóng đưa bé đến phòng khám nha khoa để được tư vấn, điều trị và có giải pháp về lâu dài mà hiệu quả.
Bên cạnh đó bạn nên đưa bé đi khám răng thường xuyên trong độ tuổi thay răng để các nha sĩ có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất.
Chế độ ăn uống
Không nên cho bé ăn những món ăn cứng, dai, khó nhai vì hàm răng của bé không còn đầy đủ như trước đây, còn nếu nuốt quá nhanh không nhai kỹ là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị đau dạ dày.
Nên chọn những thực phẩm mềm, thái nhỏ, dễ nuốt sẽ giúp bé hưng phấn hơn rất nhiều khi thưởng thức các món ăn. Các thực phẩm thích hợp cho bé yêu là cháo, súp, mì, các món ninh, hầm, nhừ...
Hạn chế cho bé ăn những thực phẩm nhiều acid khiến cho những chiếc răng mới mọc lên dễ bị đen và xỉn màu, làm hỏng men răng về sau.
Canxi là một thành phần quan trọng giúp răng bé chắc khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng. Bởi vậy, nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi cho trẻ như: rau có lá màu xanh sẫm, canh xương hầm, trứng, sữa, đậu đỗ, hạnh nhân, đậu phụ...
Ngăn ngừa một số thói quen xấu của bé
Trẻ nhỏ thường có một số thói quen không có lợi cho việc thay răng như: đá lưỡi, chạm tay vào phần lợi khi răng sữa đã rụng hoặc khi răng vĩnh viễn mới nhú lên; cắn đầu ngón tay hoặc bút chì… Bạn cần nhắc nhở để bé hạn chế và bỏ dần các thói quen xấu này để tránh làm biến dạng răng và ảnh hưởng đến quá trình thay răng.
Hạn chế các lực tác động bên ngoài
Không chỉ giới hạn trong giai đoạn thay răng, việc bảo vệ và hạn chế các lực tác động bên ngoài để tránh nguy cơ tổn thương răng miệng cần phải được thực hiện trong suốt cuộc đời của mỗi người. Đối với độ tuổi nhi đồng, nếu chẳng may răng bị gãy, rụng do chịu tổn thương từ lực tác động bên ngoài, cần nhanh chóng tìm lại phần răng bị gãy, rửa sạch nếu bị bẩn rồi ngâm vào trong sữa tươi hoặc nước sạch. Sau đó ngay lập tức mang đến bệnh viện gần nhất thì có thể trồng lại chiếc răng đã gãy.
(tổng Hợp)
(tổng Hợp)
0 Nhận xét
Post a Comment