TNTT-Thời gian qua Báo Tầm nhìn liên tục đăng tải một loạt bài phản ánh về những sai phạm của ông Bùi Tiến Chính - Phó Giám đốc sở NN&PTNT Tỉnh Thái Nguyên
Bài viết liên quan:
- .Thái Nguyên: Chủ tịch UBND tỉnh lên tiếng vụ Phó GĐ Sở NN&PTNT bị tố nhận 300 triệu chạy dự án
- Thái Nguyên: Vụ Phó giám đốc sở NN&PTNT nhận tiền chạy dự án, sức ép 'ngàn cân' buộc người tố cáo rút đơn
- Thái Nguyên: Doanh nghiệp 'tố' Phó Giám đốc Sở NN&PTNT nhận 300 triệu để 'chạy' dự án.
- Thái Nguyên: 'Ôm” chức, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT ký sai thẩm quyền nhiều dự án tiền tỷ
Sau khi các bài báo được đăng tải, có rất nhiều ý kiến phản hồi được gửi tới tòa soan. Để đảm bảo tính khách quan, ngày 22/6/2015 Báo điện tử Tầm Nhìn đã có công văn gửi tới Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên về vụ việc trên
Tiếp đó, ngày 7/7, ông Dương Ngọc Long, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã xác nhận với PV về việc sớm làm việc, tiếp nhận tài liệu và trả lời Tầm nhìn về các nội dung xung quanh vụ việc báo nêu. Tuy nhiên, sau đó, mọi liên hệ làm việc từ PV với lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên đều không mang lại kết quả.
Tuy nhiên cho đến thời điểm bài báo này đăng tải vẫn không nhận được hồi âm.
Liên quan đến vụ việc trên, báo Tầm Nhìn đã có cuộc phóng vấn với những chuyên gia pháp luật để có cái nhìn chính xác về những sai phạm mà ông Bùi Tiến Chính có thể mắc phải.
Nhiều dấu hiệu vi phạm hình sự
Trên đây là khẳng định của Luật sư Chu Mạnh Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Danh Chính, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội sau khi đọc loạt bài: "Thái Nguyên: Doanh nghiệp tố Phó GĐ Sở NN&PTNT nhận 300 triệu chay dự án" được đăng tải trên Báo Điện tử Tầm nhìn trong thời gian vừa qua.
Theo đó, nội dung các bài viết đăng tải trên Báo Điện tử Tầm nhìn trong loạt bài trên nêu rõ ông Bùi Tiến Chính, Phó GĐ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thái Nguyên đã không chịu từ bỏ chức Chi Cục trưởng Chi Cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão (CCTL) tỉnh Thái Nguyên khi được bổ nhiệm lên Phó GĐ Sở NN&PTNT dù trong quyết định bổ nhiệm ông Chính không hề có ghi quyết định kiêm nhiệm chức vụ cũ. Điều nay vi phạm khoản 3 điều 51 Luật Cán bộ, Công chức: " Công chức được điều động đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm, trừ trường hợp kiêm nhiệm". Từ việc "ôm" chức trái quy định của pháp luật này đã của ông Chính, hàng loạt các dự án tiền tỷ đã được ông Chính kí và duyệt theo kiểu ông Chính Chi Cục trưởng CCTL trình lên xin lãnh đạo Sở NN&PTNT phê duyệt kết quả thầu của các dự án thì được ông Chính trong vai Phó GĐ Sở NNPTNT tỉnh Thái Nguyên kí duyệt.
Sau khi bài viết trên được đăng tải, Tầm nhìn đã nhận được đơn tố cáo ông Bùi Tiến Chính nhận 300 triệu để chạy dự án cho một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xây dựng tại tỉnh Thái Nguyên và đã thi công các công trình thuộc các dự án duy tu, nâng cấp, bảo dưỡng đê điều của tỉnh Thái Nguyên. Đơn tố cáo do chính GĐ doanh nghiệp này viết. Cùng với đơn tố cáo, vị GĐ doanh nghiệp này đã cung cấp thêm nhiều tư liệu về tin nhắn, ghi âm, ghi hình khác chứng minh nội dung tố cáo trên là có cơ sở.
Khi loạt bài được đăng tải, dù lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên vẫn im lặng nhưng Tầm nhìn đã nhận được nhiều sự phản hồi từ bạn đọc, các chuyên gia pháp lí. Dưới đây, chúng tôi xin trích lược nội dung phỏng vấn Luật sư Chu Mạnh Cường.
PV: Thưa ông, việc ông Bùi Tiến Chính, Phó GĐ Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên bị "tố" nhận 300 triệu chạy dự án với các tài liệu, chứng cứ đi kèm thể hiện điều gì từ góc nhìn pháp lí?
Luật sư CMC: Nếu nội dung vụ việc đúng như các bài báo của Tầm nhìn đăng tải thì tôi thấy vụ việc này có nhiều dấu hiệu vi phạm các dội danh liên quan tới chức vụ và kinh tế. Cụ thể là tội đưa, nhận hối lộ theo điều 279 Bộ luật hình sự: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng trở lên để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Theo đó, ông Chính là người có chức vụ, quyền hạn - là chủ thể của tội danh nhận hối lộ nếu ông này nhận tiền từ một người khácđể làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
PV: Theo thông tin từ đơn tố cáo và các tài liệu tin nhắn điện thoại, ghi âm, ghi hình kèm theo thể hiện việc ông Chính có "dây dưa" tài chính trong việc làm dự án với chủ doanh nghiệp đã tố cáo thì sao, thưa ông?
Luật sư CMC: Lá đơn tố cáo và các tài liệu như tin nhắn, ghi âm, ghi hình kèm theo với nội dung bổ trợ, chứng minh cho nội dung đơn tố cáo là cơ sở quan trọng để cơ quan tố tụng xem xét việc có khởi tố vụ án hay không. Đồng thời, các tài liệu trên là căn cứ đấu tranh và thậm chí được chuyển thành bằng chứng trước tòa để chứng minh các hành vi phạm tội nếu có.
PV: Theo một số nguồn thông tin khẳng định thì người tố cáo đã rút đơn, theo ông, điều này có ảnh hưởng thế nào tới tính chất pháp lí của vụ việc?
Luật sư CMC: Trong vụ việc này, kể cả người tố cáo có rút đơn nhưng cơ quan điều tra thấy vụ việc có dấu hiệu vi phạm tội đưa, nhận hối lộ thì việc điều tra, khởi tố vẫn diễn ra bình thường bởi chủ thể bị xâm hại quyền và lợi ích trong vụ việc này là quyền lợi công ích của Nhà nước, xã hội.
Luật sư CMC: Trong vụ việc này, kể cả người tố cáo có rút đơn nhưng cơ quan điều tra thấy vụ việc có dấu hiệu vi phạm tội đưa, nhận hối lộ thì việc điều tra, khởi tố vẫn diễn ra bình thường bởi chủ thể bị xâm hại quyền và lợi ích trong vụ việc này là quyền lợi công ích của Nhà nước, xã hội.
Với người đưa hối lộ, nếu đưa đơn tố cáo với cơ quan điều tra thì sẽ có thể được miễn truy tố, trả lại một phần hoặc toàn bộ số tiền. Nếu người này rút đơn thì quyền lợi trên có thể không được bảo lưu.
Vâng, xin cám ơn ông về cuộc phỏng vấn này.
Vâng, xin cám ơn ông về cuộc phỏng vấn này.
Sai phạm trong công tác tổ chức cán bộ, tạo kẽ hở cho tiêu cực"
Bà Tạ Thị Minh Lý, nguyên Cục trưởng Cục trợ giúp Pháp lí (Bộ Tư pháp), Chủ tịch Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam đưa ra góc nhìn khi bình luận về bài viết này.
Theo bà Lý, những sai phạm của ông Chính được nêu tới trong bài viết của Tầm nhìn đã thể hiện sự yếu kém hoặc cố tình... yếu kém trong công tác tổ chức cán bộ của tỉnh Thái Nguyên khi vi phạm điều căn bản của Luật Cán bộ, Công chức. Vì thế đã tạo ra một "sân chơi" cho ông Chính để ông này vừa đá bóng, vừa thổi còi, "tung tẩy" kí và phê duyệt các quyết định hành chính và các dự án tiền tỷ. "Đây là kẽ hở rất lớn cho tiêu cực phát sinh", bà Lý nhận định.
Ở một góc nhìn khác, bà Lý cũng phân tích nếu tỉnh Thái Nguyên không có động thái xác minh, xử lí tiêu cực (nếu có) theo nội dung báo chí phản ánh thì cơ quan ngôn luận hoàn toàn có thể liên hệ làm việc với các cơ quan giám sát nhà nước cấp cao hơn như Ban Nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để cung cấp tài liệu và đề nghị vào cuộc trong vụ việc này.
(Nguồn:http://tamnhin.net/thai-nguyen-thay-gi-sau-su-lang-im-cua-lanh-dao-tinh-tai-vu-pho-gd-so-bi-to-nhan-300-trieu-chay-du-an.html)
0 Nhận xét
Post a Comment