TNTT-Đình, đền, chùa Cầu Muối không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân trong vùng mà còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân huyện Phú Bình....
Theo chân dòng người về chẩy hội Đình – Đền – Chùa Cầu Muối vào ngày 4 tết Ất Mùi, chúng tôi gặp anh Hồ Việt Giang – Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Bình, vui câu chuyện anh nói: Dân gian có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” để nói về phong tục tập quán của người Việt trong năm mới. Những ngày đầu năm, tại các vùng quê Phú Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh… nhiều người đi bán muối dạo qua khắp các đường làng, ngõ xóm. Tại các đình chùa, muối được bày bán bên cạnh hoa quả, vàng mã, đèn hương… Người bán sẽ đong một bát đầy có ngọn chứ không gạt ngang miệng bát bởi người ta cho rằng mua muối có ngọn mới mang lại sự đầy đủ, trọn vẹn và no ấm cả năm. Theo quan niệm của người xưa, muối mặn có thể xua đuổi tà ma, đem lại nhiều may mắn trong gia đình. Bên cạnh đó, tục mua muối đầu năm còn có ý nghĩa cầu mong sự đậm đà, hòa thuận trong tình cảm gia đình, sự mặn mà trong các quan hệ làm ăn... như vị đậm đà của muối. Đình - Đền - Chùa Cầu Muối cách thủ đô Hà Nội chừng 70 km về phía Đông Bắc, cách trung tâm thành phố Thái nguyên 40 km về phía Đông Nam, cách trung tâm huyện Phú Bình 11 km về phía Đông. Cụm di tích đình, đền chùa Cầu Muối nằm trên địa bàn xóm Cầu Muối, xã Tân Thành được xây dựng từ năm 1719 vào thời hậu Lê, đời vua Lê Dụ Tông. Cầu Muối được gọi theo địa danh của làng. 2 ngôi đền có tên: Đền Thượng và đền Công Đồng. Chùa còn có tên chữ là Linh Sơn Tự. Đình Cầu Muối là nơi thờ Thành Hoàng làng là Cao Sơn Quý Minh Đại Vương (tức Dương Tự Minh) một tướng tài dưới thời nhà Lý, ông có công lớn đối với vùng đất Thái Nguyên. Đền Công Đồng thờ Mẫu Liễu Hạnh, đềnThượng thờ Mẫu Thượng Ngàn. Chùa Cầu Muối quay về hướng Nam, như người Việt có câu “Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”. Hướng Nam đón gió mát, tránh gió tây nóng, vừa là hướng thuận với triết lý âm dương ngũ hành, vừa có nghĩa các Đức Phật và Bồ Tát ngồi quay hướng Nam để nghe lời kêu cứu của chúng sinh trong kiếp đời mà cứu vớt. Sự bài trí tượng thờ như thu lại toàn bộ Tam Bảo, được bài trí theo giáo lý của đạo Phật. Các lớp tượng bày từ ngoài vào trong, bố trí từ thấp lên cao, gợi không khí tĩnh lặng, linh thiêng. Đến nay, Cụm di tích này còn lưu giữ được nhiều hiện vật gốc có giá trị nghệ thuật và niên đại cổ xưa như: Chiêng núm đồng; chuông nhí đồng, giá văn tế, nhang án, ngai thờ, cối đá, 5 bát hương gốm cổ, 23 pho tượng và cây hương đá được lập năm 1719... Đình, đền, chùa Cầu Muối không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân trong vùng mà còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân huyện Phú Bình. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1950, Đại đoàn 308 đã chọn nơi đây làm nơi đóng quân. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Sư đoàn 304 cũng chọn nơi đây làm công tác huấn luyện, phục vụ cho chiến trường miền Nam. Năm 2005, cụm di tích đình, đền, chùa Cầu Muối được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Sau nhiều năm tôn tạo xây dựng từ nguồn vốn xã hội hóa lên tới cả chục tỷ đồng, đến nay chùa Cầu Muối được xây dựng khang trang. Theo các bậc cao niên đảm trách quản lý cụm di tích và khẳng định của Chủ tịch UBND xã Tân Thành Đinh Văn Phượng, người có công tôn tạo và vận động các nhà hảo tâm công đức xây dựng chùa Cầu Muối là anh Ngô Quyết nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Bình. Hằng năm, vào ngày mùng 4 tháng Giêng Âm lịch, nhân dân trong vùng lại tưng bừng tổ chức Lễ khai hội đầu Xuân để tưởng nhớ công lao của các anh hùng đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc; đồng thời cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Bà Tâm, bà Lịch được trông coi hương nhang đền Cầu Muối nói với chúng tôi: Mấy năm nay Lễ hội Cầu Muối tiếng lành đồn xa, từ Tết tới tận Giêng Hai ngày nào khách thập phương cũng nườm nượp về dâng hương, đặt lễ, tình người phấn chấn lắm... ...
(TỔNG HỢP)
Theo chân dòng người về chẩy hội Đình – Đền – Chùa Cầu Muối vào ngày 4 tết Ất Mùi, chúng tôi gặp anh Hồ Việt Giang – Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Bình, vui câu chuyện anh nói: Dân gian có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” để nói về phong tục tập quán của người Việt trong năm mới. Những ngày đầu năm, tại các vùng quê Phú Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh… nhiều người đi bán muối dạo qua khắp các đường làng, ngõ xóm. Tại các đình chùa, muối được bày bán bên cạnh hoa quả, vàng mã, đèn hương… Người bán sẽ đong một bát đầy có ngọn chứ không gạt ngang miệng bát bởi người ta cho rằng mua muối có ngọn mới mang lại sự đầy đủ, trọn vẹn và no ấm cả năm. Theo quan niệm của người xưa, muối mặn có thể xua đuổi tà ma, đem lại nhiều may mắn trong gia đình. Bên cạnh đó, tục mua muối đầu năm còn có ý nghĩa cầu mong sự đậm đà, hòa thuận trong tình cảm gia đình, sự mặn mà trong các quan hệ làm ăn... như vị đậm đà của muối. Đình - Đền - Chùa Cầu Muối cách thủ đô Hà Nội chừng 70 km về phía Đông Bắc, cách trung tâm thành phố Thái nguyên 40 km về phía Đông Nam, cách trung tâm huyện Phú Bình 11 km về phía Đông. Cụm di tích đình, đền chùa Cầu Muối nằm trên địa bàn xóm Cầu Muối, xã Tân Thành được xây dựng từ năm 1719 vào thời hậu Lê, đời vua Lê Dụ Tông. Cầu Muối được gọi theo địa danh của làng. 2 ngôi đền có tên: Đền Thượng và đền Công Đồng. Chùa còn có tên chữ là Linh Sơn Tự. Đình Cầu Muối là nơi thờ Thành Hoàng làng là Cao Sơn Quý Minh Đại Vương (tức Dương Tự Minh) một tướng tài dưới thời nhà Lý, ông có công lớn đối với vùng đất Thái Nguyên. Đền Công Đồng thờ Mẫu Liễu Hạnh, đềnThượng thờ Mẫu Thượng Ngàn. Chùa Cầu Muối quay về hướng Nam, như người Việt có câu “Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”. Hướng Nam đón gió mát, tránh gió tây nóng, vừa là hướng thuận với triết lý âm dương ngũ hành, vừa có nghĩa các Đức Phật và Bồ Tát ngồi quay hướng Nam để nghe lời kêu cứu của chúng sinh trong kiếp đời mà cứu vớt. Sự bài trí tượng thờ như thu lại toàn bộ Tam Bảo, được bài trí theo giáo lý của đạo Phật. Các lớp tượng bày từ ngoài vào trong, bố trí từ thấp lên cao, gợi không khí tĩnh lặng, linh thiêng. Đến nay, Cụm di tích này còn lưu giữ được nhiều hiện vật gốc có giá trị nghệ thuật và niên đại cổ xưa như: Chiêng núm đồng; chuông nhí đồng, giá văn tế, nhang án, ngai thờ, cối đá, 5 bát hương gốm cổ, 23 pho tượng và cây hương đá được lập năm 1719... Đình, đền, chùa Cầu Muối không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân trong vùng mà còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân huyện Phú Bình. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1950, Đại đoàn 308 đã chọn nơi đây làm nơi đóng quân. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Sư đoàn 304 cũng chọn nơi đây làm công tác huấn luyện, phục vụ cho chiến trường miền Nam. Năm 2005, cụm di tích đình, đền, chùa Cầu Muối được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Sau nhiều năm tôn tạo xây dựng từ nguồn vốn xã hội hóa lên tới cả chục tỷ đồng, đến nay chùa Cầu Muối được xây dựng khang trang. Theo các bậc cao niên đảm trách quản lý cụm di tích và khẳng định của Chủ tịch UBND xã Tân Thành Đinh Văn Phượng, người có công tôn tạo và vận động các nhà hảo tâm công đức xây dựng chùa Cầu Muối là anh Ngô Quyết nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Bình. Hằng năm, vào ngày mùng 4 tháng Giêng Âm lịch, nhân dân trong vùng lại tưng bừng tổ chức Lễ khai hội đầu Xuân để tưởng nhớ công lao của các anh hùng đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc; đồng thời cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Bà Tâm, bà Lịch được trông coi hương nhang đền Cầu Muối nói với chúng tôi: Mấy năm nay Lễ hội Cầu Muối tiếng lành đồn xa, từ Tết tới tận Giêng Hai ngày nào khách thập phương cũng nườm nượp về dâng hương, đặt lễ, tình người phấn chấn lắm... ...
(TỔNG HỢP)
0 Nhận xét
Post a Comment