Theo báo:24h.com.vn
Trở về quê hương sau 9 năm tù giam về tội Cố ý gây thương tích, Ngô Văn Quyền, "đại ca" một thời của nhóm trẻ lang thang tìm về nẻo thiện với công việc tại bãi rác. Ở đây Quyền và đồng nghiệp tìm thấy nhiều hài nhi bị cha mẹ vứt bỏ và đưa về mai táng.
Anh Quyền bên nghĩa trang những hài nhi vô danh
Tuổi thơ lầm lạc
Ngô Văn Quyền (SN 1968, xã Tân Cương, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) trong gia đình đông anh em nên Quyền chỉ được học hết lớp 1 cho biết mặt chữ rồi phải nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình.
Tuổi thơ của Quyền là chuỗi ngày dài đau buồn và bất hạnh. Năm Quyền lên 8 thì bố mẹ chia tay, mỗi người mỗi nơi, kiếm tìm hạnh phúc riêng bỏ lại những đứa con thơ dại bơ vơ, không nơi nương tựa.
Anh em Quyền phải tha phương cầu thực, lưu lạc sứ người. Quyền vì là cháu đích tôn nên được ông bà nội đón về nuôi.
Thiếu cha hụt mẹ từ nhỏ nên khi thấy bạn bè cùng trang lứa được lớn lên trong vòng tay yêu thương của gia đình, Quyền không khỏi chạnh lòng, buồn tủi cho số phận của mình.
Với khát khao có được sự sẻ chia, cảm thông, Quyền tìm tới đám bạn cùng hoàn cảnh như mình, hầu hết là nhưng thành phần hư hỏng để kết thân. Đây chính là bước đệm đưa Quyền đến con đường lầm lạc.
Sau một thời gian ngắn ở cùng ông bà nội, Quyền nổi loạn bỏ nhà đi bụi và tự hủy hoại mình bằng cách tham gia vào những chuyện phi pháp như một cách trả thù đời.
Và như thế ở tuổi 12, Quyền lang thang đầu đường xó chợ. 15 tuổi với kinh nghiệm 3 năm dong duổi kiếm ăn bằng đủ các ngón nghề, cướp giật đến xin đểu, Quyền nghiễm nhiên đảm nhận vị trí "đại ca" của gần 10 đứa trẻ lang thang. Cậu dẫn dắt nhóm thực hiện nhiều hành vi trộm cắp tài sản, gây gổ đánh nhau làm láo loạn cuộc sống của người dân.
Một lần bị công an truy bắt gắt gao, Quyền cùng đàn em lẩn trốn đến bãi vàng thuộc huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và tiếp tục làm mưa làm gió ở đây. Ngày càng trở nên hung hăng, liều lĩnh, không sợ trời chẳng sợ đất, Quyền chỉ đạo nhóm vận chuyển hàng cấm thuê và ngang nhiên nẫng tay trên của những băng nhóm khác.
Tháng 10/1992, trong một lần va chạm với một nhóm giang hồ ở Phúc Xuân, Thái Nguyên, Quyền đã đâm trọng thương nhiều người. Sau khi gây án, Quyền bỏ trốn. Nhưng lưới trời lồng lộng, chẳng lâu sau Quyền buộc phải tra tay vào còng số 8.
Ở tuổi 24, Ngô Văn Quyền chôn vùi tuổi xanh của mình trong 4 bức tường giam lãnh lẽo với bản án 12 năm tù cho tội danh Cố ý gây thương tích.
Với ý nghĩ đi tù là dấu chấm hết cho cuộc đời, Quyền luôn tỏ ra hằn học, vẫn giữ thói hung hăng và thường xuyên gây gổ đánh nhau với những phạm nhân cùng buồng giam.
Sau nhiều ngày suy nghĩ chằn chọc, Quyền Ngộ ra rằng những tháng năm qua mình đã sống hoài, sống phí, Quyền thấy tiếc nuối những tháng ngày tuổi trẻ trôi qua không bao giờ trở lại. Lần đầu tiên trong đời, sau nhiều năm lạc lối, Quyền lại khát khao đến cháy bỏng được sống cuộc đời thiện lương.
Người cứu rỗi những linh hồn bé bỏng
Năm 2000, Ngô Văn Quyền được ân xá trước thời hạn 3 năm tù. Như bao phạm nhân khác, Ngô Văn Quyền ra tù với hai bàn tay trắng. Để bắt đầu cuộc sống mới trên mảnh đất quê hương là điều vô cùng khó khăn.
Những vết sẹo ngang dọc trên khuôn mặt nhăn nheo, già nua của Quyền là minh chứng rõ nhất cho một quá khứ bất hảo. Điều đó khiến hàng xóm, láng giềng giữ thái độ dè chừng, tránh tiếp xúc, làm thân với anh.
Không nản lòng, Quyền vẫn chăm chỉ lao động và tận tình giúp đỡ mọi người xung quanh khi họ gặp hoạn nạn. Nhận thấy thiện chí hoàn lương của Quyền, người dân quê dần thay đổi định kiến, họ mở lòng đón nhận và giúp Quyền tìm một công việc ở bãi rác Đá Mài.
Đây là điểm tập kết xử lý rác lớn nhất của TP Thái Nguyên và cũng là nơi mưu sinh của 20 gia đình có hoàn cảnh khó khăn bậc nhất của xã Tân Cương. Ngày nào cũng vậy, từ 6 giờ sáng đến 10 giờ đêm, anh Quyền cùng đồng nghiệp miệt mài trên bãi rác Đá Mài để mưu sinh.
Bãi rác Đá Mài, cách TP Thái Nguyên 12km, nằm lọt thỏm giữa rừng núi mênh mông. Trong quá trình thu lượm phế liệu, đôi khi những công nhân ở đây tìm thấy những hài nhi xấu số bị cha mẹ nhẫn tâm vứt bỏ.
Trong hơn 10 năm vợ chồng anh Quyền và các đồng nghiệp đã tìm thấy 13 hài nhi bị bỏ rơi.
13 hài nhi, bé nào cũng vậy, anh Quyền đều mua rượu, giấy, gỗ về đóng quan tài. Chính tay anh tắm rửa sạch sẽ cho mỗi bé, rồi cũng bọc chân tay, bọc vải cho vào quan tài và làm các nghi lễ như với người lớn.
13 hài nhi, bé nào cũng vậy, anh Quyền đều mua rượu, giấy, gỗ về đóng quan tài. Chính tay anh tắm rửa sạch sẽ cho mỗi bé, rồi cũng bọc chân tay, bọc vải cho vào quan tài và làm các nghi lễ như với người lớn.
Bản thân anh Quyền là người theo đạo Thiên Chúa nên khi chôn cất các bé, anh đều tìm đến nhà thờ để cha xứ đọc kinh cầu nguyện cho các hài nhi và xin cho các bé được làm con của chúa. Đó là lý do tại sao trên mỗi ngôi mộ đều có hình cây thánh giá.
Trong gần 14 năm kể từ lúc tìm thấy hài nhi đầu tiên đến nay, trường hợp nào cũng để lại trong anh nhiều nỗi buồn và trăn trở và gần đây nhất, vào tháng 4/2014, anh tiếp cận một hài nhi là kết quả của một cuộc tình dang dở.
Anh nhớ, người mẹ trẻ đã khóc ngất khi mang giọt máu của mình đến xin được chôn cất ở nghĩa trang những hài nhi xấu số. Lúc đầu anh Quyền từ chối vì không muốn tiếp tay cho lối sống sai lầm.
Nhưng rồi trước sự khẩn khoản của người mẹ trước một cuộc đời khép lại nhưng xét đến cùng thì người mẹ trẻ này vẫn còn chút lương tâm khi đã không vứt bỏ giọt máu của mình như những bậc làm cha, làm mẹ của những hài nhi xấu số mà anh đã tìm thấy ở bãi rác trước đó.
Sau mỗi nấm mồ nhỏ bé được xây lên, anh Quyền vẫn tâm niệm cho các em hài nhi một nấm mồ không quan trọng bằng cho các em sự sống. Vậy nên những ai đã và sẽ làm cha mẹ xin hãy nhớ: Yêu thương là duyên số, nếu đã yêu mỗi người nên gắng giữ gìn trân trọng tình yêu của mình chớ một lần nào đó trong đời phải đến đây than khóc trong hối hận muộn màng.
“Tôi không biết em là trai hay gái
Tiếng kinh buồn, cất tiếng gọi thai nhi
Có ngày từ, khi ngày sinh chưa đến
Buộc chào đời, bằng cái chết oan khiên”
Xã hội càng hiện đại thì cũng kéo theo nhiều hệ lụy, đó là tội ác ngày càng ra tăng, con người trở nên lạnh lùng vô cảm với chính đồng loại. Trong bối cảnh ấy thì những việc làm thiện nguyện của anh Ngô Văn Quyền rất đáng để chúng ta suy ngẫm về lẽ sống ở đời.
Việc làm của anh giúp chúng ta củng cố niềm tin rằng, trong cuộc sống sô bồ hiện tại vẫn còn vô vàn những tấm lòng nhân ái.
Trở về quê hương sau 9 năm tù giam về tội Cố ý gây thương tích, Ngô Văn Quyền, "đại ca" một thời của nhóm trẻ lang thang tìm về nẻo thiện với công việc tại bãi rác. Ở đây Quyền và đồng nghiệp tìm thấy nhiều hài nhi bị cha mẹ vứt bỏ và đưa về mai táng.
Anh Quyền bên nghĩa trang những hài nhi vô danh
Tuổi thơ lầm lạc
Ngô Văn Quyền (SN 1968, xã Tân Cương, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) trong gia đình đông anh em nên Quyền chỉ được học hết lớp 1 cho biết mặt chữ rồi phải nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình.
Tuổi thơ của Quyền là chuỗi ngày dài đau buồn và bất hạnh. Năm Quyền lên 8 thì bố mẹ chia tay, mỗi người mỗi nơi, kiếm tìm hạnh phúc riêng bỏ lại những đứa con thơ dại bơ vơ, không nơi nương tựa.
Anh em Quyền phải tha phương cầu thực, lưu lạc sứ người. Quyền vì là cháu đích tôn nên được ông bà nội đón về nuôi.
Thiếu cha hụt mẹ từ nhỏ nên khi thấy bạn bè cùng trang lứa được lớn lên trong vòng tay yêu thương của gia đình, Quyền không khỏi chạnh lòng, buồn tủi cho số phận của mình.
Với khát khao có được sự sẻ chia, cảm thông, Quyền tìm tới đám bạn cùng hoàn cảnh như mình, hầu hết là nhưng thành phần hư hỏng để kết thân. Đây chính là bước đệm đưa Quyền đến con đường lầm lạc.
Sau một thời gian ngắn ở cùng ông bà nội, Quyền nổi loạn bỏ nhà đi bụi và tự hủy hoại mình bằng cách tham gia vào những chuyện phi pháp như một cách trả thù đời.
Và như thế ở tuổi 12, Quyền lang thang đầu đường xó chợ. 15 tuổi với kinh nghiệm 3 năm dong duổi kiếm ăn bằng đủ các ngón nghề, cướp giật đến xin đểu, Quyền nghiễm nhiên đảm nhận vị trí "đại ca" của gần 10 đứa trẻ lang thang. Cậu dẫn dắt nhóm thực hiện nhiều hành vi trộm cắp tài sản, gây gổ đánh nhau làm láo loạn cuộc sống của người dân.
Một lần bị công an truy bắt gắt gao, Quyền cùng đàn em lẩn trốn đến bãi vàng thuộc huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và tiếp tục làm mưa làm gió ở đây. Ngày càng trở nên hung hăng, liều lĩnh, không sợ trời chẳng sợ đất, Quyền chỉ đạo nhóm vận chuyển hàng cấm thuê và ngang nhiên nẫng tay trên của những băng nhóm khác.
Tháng 10/1992, trong một lần va chạm với một nhóm giang hồ ở Phúc Xuân, Thái Nguyên, Quyền đã đâm trọng thương nhiều người. Sau khi gây án, Quyền bỏ trốn. Nhưng lưới trời lồng lộng, chẳng lâu sau Quyền buộc phải tra tay vào còng số 8.
Ở tuổi 24, Ngô Văn Quyền chôn vùi tuổi xanh của mình trong 4 bức tường giam lãnh lẽo với bản án 12 năm tù cho tội danh Cố ý gây thương tích.
Với ý nghĩ đi tù là dấu chấm hết cho cuộc đời, Quyền luôn tỏ ra hằn học, vẫn giữ thói hung hăng và thường xuyên gây gổ đánh nhau với những phạm nhân cùng buồng giam.
Sau nhiều ngày suy nghĩ chằn chọc, Quyền Ngộ ra rằng những tháng năm qua mình đã sống hoài, sống phí, Quyền thấy tiếc nuối những tháng ngày tuổi trẻ trôi qua không bao giờ trở lại. Lần đầu tiên trong đời, sau nhiều năm lạc lối, Quyền lại khát khao đến cháy bỏng được sống cuộc đời thiện lương.
Người cứu rỗi những linh hồn bé bỏng
Năm 2000, Ngô Văn Quyền được ân xá trước thời hạn 3 năm tù. Như bao phạm nhân khác, Ngô Văn Quyền ra tù với hai bàn tay trắng. Để bắt đầu cuộc sống mới trên mảnh đất quê hương là điều vô cùng khó khăn.
Những vết sẹo ngang dọc trên khuôn mặt nhăn nheo, già nua của Quyền là minh chứng rõ nhất cho một quá khứ bất hảo. Điều đó khiến hàng xóm, láng giềng giữ thái độ dè chừng, tránh tiếp xúc, làm thân với anh.
Không nản lòng, Quyền vẫn chăm chỉ lao động và tận tình giúp đỡ mọi người xung quanh khi họ gặp hoạn nạn. Nhận thấy thiện chí hoàn lương của Quyền, người dân quê dần thay đổi định kiến, họ mở lòng đón nhận và giúp Quyền tìm một công việc ở bãi rác Đá Mài.
Đây là điểm tập kết xử lý rác lớn nhất của TP Thái Nguyên và cũng là nơi mưu sinh của 20 gia đình có hoàn cảnh khó khăn bậc nhất của xã Tân Cương. Ngày nào cũng vậy, từ 6 giờ sáng đến 10 giờ đêm, anh Quyền cùng đồng nghiệp miệt mài trên bãi rác Đá Mài để mưu sinh.
Bãi rác Đá Mài, cách TP Thái Nguyên 12km, nằm lọt thỏm giữa rừng núi mênh mông. Trong quá trình thu lượm phế liệu, đôi khi những công nhân ở đây tìm thấy những hài nhi xấu số bị cha mẹ nhẫn tâm vứt bỏ.
Trong hơn 10 năm vợ chồng anh Quyền và các đồng nghiệp đã tìm thấy 13 hài nhi bị bỏ rơi.
13 hài nhi, bé nào cũng vậy, anh Quyền đều mua rượu, giấy, gỗ về đóng quan tài. Chính tay anh tắm rửa sạch sẽ cho mỗi bé, rồi cũng bọc chân tay, bọc vải cho vào quan tài và làm các nghi lễ như với người lớn.
13 hài nhi, bé nào cũng vậy, anh Quyền đều mua rượu, giấy, gỗ về đóng quan tài. Chính tay anh tắm rửa sạch sẽ cho mỗi bé, rồi cũng bọc chân tay, bọc vải cho vào quan tài và làm các nghi lễ như với người lớn.
Bản thân anh Quyền là người theo đạo Thiên Chúa nên khi chôn cất các bé, anh đều tìm đến nhà thờ để cha xứ đọc kinh cầu nguyện cho các hài nhi và xin cho các bé được làm con của chúa. Đó là lý do tại sao trên mỗi ngôi mộ đều có hình cây thánh giá.
Trong gần 14 năm kể từ lúc tìm thấy hài nhi đầu tiên đến nay, trường hợp nào cũng để lại trong anh nhiều nỗi buồn và trăn trở và gần đây nhất, vào tháng 4/2014, anh tiếp cận một hài nhi là kết quả của một cuộc tình dang dở.
Anh nhớ, người mẹ trẻ đã khóc ngất khi mang giọt máu của mình đến xin được chôn cất ở nghĩa trang những hài nhi xấu số. Lúc đầu anh Quyền từ chối vì không muốn tiếp tay cho lối sống sai lầm.
Nhưng rồi trước sự khẩn khoản của người mẹ trước một cuộc đời khép lại nhưng xét đến cùng thì người mẹ trẻ này vẫn còn chút lương tâm khi đã không vứt bỏ giọt máu của mình như những bậc làm cha, làm mẹ của những hài nhi xấu số mà anh đã tìm thấy ở bãi rác trước đó.
Sau mỗi nấm mồ nhỏ bé được xây lên, anh Quyền vẫn tâm niệm cho các em hài nhi một nấm mồ không quan trọng bằng cho các em sự sống. Vậy nên những ai đã và sẽ làm cha mẹ xin hãy nhớ: Yêu thương là duyên số, nếu đã yêu mỗi người nên gắng giữ gìn trân trọng tình yêu của mình chớ một lần nào đó trong đời phải đến đây than khóc trong hối hận muộn màng.
“Tôi không biết em là trai hay gái
Tiếng kinh buồn, cất tiếng gọi thai nhi
Có ngày từ, khi ngày sinh chưa đến
Buộc chào đời, bằng cái chết oan khiên”
Xã hội càng hiện đại thì cũng kéo theo nhiều hệ lụy, đó là tội ác ngày càng ra tăng, con người trở nên lạnh lùng vô cảm với chính đồng loại. Trong bối cảnh ấy thì những việc làm thiện nguyện của anh Ngô Văn Quyền rất đáng để chúng ta suy ngẫm về lẽ sống ở đời.
Việc làm của anh giúp chúng ta củng cố niềm tin rằng, trong cuộc sống sô bồ hiện tại vẫn còn vô vàn những tấm lòng nhân ái.
0 Nhận xét
Post a Comment