TNTT-Xe quá tải trọng hoành hành phá đê, nhiều cảng không phép ngang nhiên hoạt động, cơ quan quản lý nhà nước “bất lực” không thể giải quyết.
Nhổ biển cấm để xe quá tải hoành hànhNgày 6/7/2015, chúng tôi có mặt tại khu vực đê Chã, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, nơi đây được coi một trong những tuyến đê xung yếu nhất trong hệ thống đê điều và giữ vai trò trọng yếu trong việc phòng lũ ở khu vực phía Nam tỉnh Thái Nguyên.Tuyến đê này được thiết kế, vừa là đê vừa là đường giao thông, dành cho xe có trọng tải từ 12 tấn trở xuống. Nhưng trên thực tế, nơi đây lại đang bị băm nát bởi những chiếc xe tải chở hàng có tải trọng 30-40 tấn đang ngày đêm di chuyển qua đây.
Theo tìm hiểu, những chuyến xe vượt quá tải trọng này băng băng trên con đê nhỏ để đưa hàng xuống các cảng, bến thủy nằm ở bờ trái sông Công, khu vực thượng hạ lưu cầu Đa Phúc thuộc xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.Các xe vận chuyển hàng rời đi chủ yếu là than, quặng, dăm gỗ, clanhke… và các loại hàng được vận chuyển đến là đá, xi măng, cát, sỏi… Do các loại mặt hàng đều có khối lượng vận chuyển lớn nên để tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp vận tải đã bất chấp ‘tính mạng” của con đê mà chồng hàng lên gấp 3-4 lần trọng lượng cho phép.Theo quan sát của PV, trên mặt đê, nhiều đoạn đường bị bong tróc hết lớp nhựa trơ ra lớp đá dăm, nhiều đoạn mặt đường lún xuống thành rãnh theo vết bánh xe, gập ghềnh gây nguy hiểm cho người đi đường.Điều ngạc nhiên, người dân sống xung quanh khu vực đê Chã và đường lên xuống các bến cảng khu vực cầu Đa Phúc đều phản ánh, tình trạng các xe chở quá tải này đã diễn ra nhiều năm nay nhưng tuyệt nhiên không thấy một đơn vị chức năng nào xử phạt.Thậm chí, một tấm biển hạn chế xe tải trọng trên 12 tấn vào tuyến đê cũng bị tháo mất mà không ai rõ lý do.Được biết, từ 11/4 UBND Thị xã Phổ Yên đã có công văn chỉ đạo các doanh nghiệp đang hoạt động tại cụm cảng Đa Phúc có xe vận tải qua tuyến đê Chã thực hiện giảm tải xuống dưới 12 tấn theo đúng quy định của pháp lệnh đê điều và đề nghị Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão là đơn vị chủ quản của tuyến đê Chã cắm cọc giảm tải không cho phép phương tiện giao thông có trọng tải quá 12 tấn hoạt động ở tuyến đê trên.
Yêu cầu các cơ quan chức năng của huyện phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông tỉnh triển khai việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật các xe có tải trọng quá 12 tấn đi vào khu vực này.Ngay sau đó, một Trạm kiểm soát tải trọng liên ngành đặt trạm cân ngay đầu cầu Đa Phúc và đầu đường vào đê thì xe quá tải không dám hoạt động. Nhưng từ ngày 1/7 tới nay, khi trạm liên ngành kiểm tra tải trọng xe dời đi thì tình trạng xe quá tải đi trên đê lại tái xuất.Trả lời báo chí, ông Nguyễn Thành Nam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão Thái Nguyên cho biết, vài ngày trước ông vừa đi kiểm tra xong thì không có chuyện này xảy ra vì ngay ngoài quốc lộ 3 có trạm kiểm tra tải trọng xe.Việc tấm biển hạn chế tải trọng đặt ở đầu đường vào đê đã bị hạ xuống và lấy đi mất, ông Nam cho biết việc này không thấy các cán bộ báo cáo lên chi cục. Cảng không phép vô tư hoạt độngXe quá tải ngang nhiên hoạt động, nhưng một điều lạ là tại khu vực cảng Đa Phúc, nhiều cảng và bến thủy hoạt động tấp nập tại đây nhưng lại không hề được cấp phép.Trao đổi với PV, ông Lê Mạnh Cường – Trưởng đại điện cảng vụ Đường thủy nội địa Thái Nguyên (Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 2, Bộ GTVT) cho biết, hiện tại trên địa bàn do đơn vị quản lý còn nhiều bến thủy nội địa không phép hoạt động đan xen với các bến thủy nội địa đã được cấp phép, ảnh hưởng lớn đến công tác đảm bảo an toàn giao thông cũng như công tác quản lý của các cơ quan chức năng.
“Đến thời điểm hiện tại, tổng số cảng và bến thủy trên địa bàn là 15, trong đó có 8 bến có phép và 7 bến không phép. Các bến không phép này nằm trong hành lang bảo vệ luồng, giấy tờ về đất không đúng quy định…” – ông Cường thông tin.Các bến không phép như bến Hương Vượng, bến ông Cầu (ông Kỳ Vân), bến Bình Oanh, bến Chiến Công, bến ông Cương, bến ông Thế, bến Bộ Đội…Các bến này không phép nhưng hiện nay vẫn đang ngày đang hoạt động bất chấp những xử phạt của cơ quan chức năng.“Chúng tôi đã lập biên bản đình chỉ hoạt động các bến không phép, phạt vi phạm hành chính nhưng các bến này vẫn ngang nhiên hoạt động và không chấp hành quy định về hoạt động bến thủy nội địa, thậm chí có bến còn gây khó khăn cho công tác hậu kiểm tra” – ông Cường chia sẻ.Ông Cường cũng kiến nghị, đề xuất các cơ quan cấp trên cần có những chỉ đạo, có sự phối hợp để cưỡng chế, giải tỏa xử lý nghiêm những bến không phép đang hoạt động tại đây.
Theo tìm hiểu của phóng viên, để diễn ra thực trạng này trên địa bàn là do nhiều đơn vị kinh doanh khoáng sản có uy tín trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong quá trình đấu thầu các đơn vị vận chuyển đã không thẩm định, kiểm tra kỹ hồ sơ dự thầu, để cho các đơn vị vận tải liên kết với các cảng không phép, giảm giá thành vận chuyển để nhận được những hợp đồng “béo bở” mà bất chấp pháp luật, vi phạm những quy định của cơ quan quản lý nhà nước.Để chấm dứt tình trạng này, đề nghị các đơn vị liên quan cần nhanh chóng vào cuộc xử lý mạnh tay, đem lại trật tự an toàn giao thông cho khu vực đê Chã và cảng Đa Phúc và cuộc sống của người dân nơi đây.
(Tổng hợp : http://m.vtc.vn/xe-qua-tai-ngang-nhien-len-xuong-cang-khong-phep-o-thai-nguyen.2.561632.htm#sthash.E1W551bC.dpuf)
Nhổ biển cấm để xe quá tải hoành hànhNgày 6/7/2015, chúng tôi có mặt tại khu vực đê Chã, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, nơi đây được coi một trong những tuyến đê xung yếu nhất trong hệ thống đê điều và giữ vai trò trọng yếu trong việc phòng lũ ở khu vực phía Nam tỉnh Thái Nguyên.Tuyến đê này được thiết kế, vừa là đê vừa là đường giao thông, dành cho xe có trọng tải từ 12 tấn trở xuống. Nhưng trên thực tế, nơi đây lại đang bị băm nát bởi những chiếc xe tải chở hàng có tải trọng 30-40 tấn đang ngày đêm di chuyển qua đây.
Xe tải chở hàng có tải trọng 30-40 tấn đang ngày đêm di chuyển trên đê Chã chuyển hàng xuống các cảng không phép. (Ảnh cắt từ clip) |
Theo tìm hiểu, những chuyến xe vượt quá tải trọng này băng băng trên con đê nhỏ để đưa hàng xuống các cảng, bến thủy nằm ở bờ trái sông Công, khu vực thượng hạ lưu cầu Đa Phúc thuộc xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.Các xe vận chuyển hàng rời đi chủ yếu là than, quặng, dăm gỗ, clanhke… và các loại hàng được vận chuyển đến là đá, xi măng, cát, sỏi… Do các loại mặt hàng đều có khối lượng vận chuyển lớn nên để tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp vận tải đã bất chấp ‘tính mạng” của con đê mà chồng hàng lên gấp 3-4 lần trọng lượng cho phép.Theo quan sát của PV, trên mặt đê, nhiều đoạn đường bị bong tróc hết lớp nhựa trơ ra lớp đá dăm, nhiều đoạn mặt đường lún xuống thành rãnh theo vết bánh xe, gập ghềnh gây nguy hiểm cho người đi đường.Điều ngạc nhiên, người dân sống xung quanh khu vực đê Chã và đường lên xuống các bến cảng khu vực cầu Đa Phúc đều phản ánh, tình trạng các xe chở quá tải này đã diễn ra nhiều năm nay nhưng tuyệt nhiên không thấy một đơn vị chức năng nào xử phạt.Thậm chí, một tấm biển hạn chế xe tải trọng trên 12 tấn vào tuyến đê cũng bị tháo mất mà không ai rõ lý do.Được biết, từ 11/4 UBND Thị xã Phổ Yên đã có công văn chỉ đạo các doanh nghiệp đang hoạt động tại cụm cảng Đa Phúc có xe vận tải qua tuyến đê Chã thực hiện giảm tải xuống dưới 12 tấn theo đúng quy định của pháp lệnh đê điều và đề nghị Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão là đơn vị chủ quản của tuyến đê Chã cắm cọc giảm tải không cho phép phương tiện giao thông có trọng tải quá 12 tấn hoạt động ở tuyến đê trên.
Nhiều cảng không phép ngang nhiên hoạt động |
Yêu cầu các cơ quan chức năng của huyện phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông tỉnh triển khai việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật các xe có tải trọng quá 12 tấn đi vào khu vực này.Ngay sau đó, một Trạm kiểm soát tải trọng liên ngành đặt trạm cân ngay đầu cầu Đa Phúc và đầu đường vào đê thì xe quá tải không dám hoạt động. Nhưng từ ngày 1/7 tới nay, khi trạm liên ngành kiểm tra tải trọng xe dời đi thì tình trạng xe quá tải đi trên đê lại tái xuất.Trả lời báo chí, ông Nguyễn Thành Nam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão Thái Nguyên cho biết, vài ngày trước ông vừa đi kiểm tra xong thì không có chuyện này xảy ra vì ngay ngoài quốc lộ 3 có trạm kiểm tra tải trọng xe.Việc tấm biển hạn chế tải trọng đặt ở đầu đường vào đê đã bị hạ xuống và lấy đi mất, ông Nam cho biết việc này không thấy các cán bộ báo cáo lên chi cục. Cảng không phép vô tư hoạt độngXe quá tải ngang nhiên hoạt động, nhưng một điều lạ là tại khu vực cảng Đa Phúc, nhiều cảng và bến thủy hoạt động tấp nập tại đây nhưng lại không hề được cấp phép.Trao đổi với PV, ông Lê Mạnh Cường – Trưởng đại điện cảng vụ Đường thủy nội địa Thái Nguyên (Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 2, Bộ GTVT) cho biết, hiện tại trên địa bàn do đơn vị quản lý còn nhiều bến thủy nội địa không phép hoạt động đan xen với các bến thủy nội địa đã được cấp phép, ảnh hưởng lớn đến công tác đảm bảo an toàn giao thông cũng như công tác quản lý của các cơ quan chức năng.
Ông Lê Mạnh Cường – Trưởng đại điện cảng vụ Đường thủy nội địa Thái Nguyên. |
“Đến thời điểm hiện tại, tổng số cảng và bến thủy trên địa bàn là 15, trong đó có 8 bến có phép và 7 bến không phép. Các bến không phép này nằm trong hành lang bảo vệ luồng, giấy tờ về đất không đúng quy định…” – ông Cường thông tin.Các bến không phép như bến Hương Vượng, bến ông Cầu (ông Kỳ Vân), bến Bình Oanh, bến Chiến Công, bến ông Cương, bến ông Thế, bến Bộ Đội…Các bến này không phép nhưng hiện nay vẫn đang ngày đang hoạt động bất chấp những xử phạt của cơ quan chức năng.“Chúng tôi đã lập biên bản đình chỉ hoạt động các bến không phép, phạt vi phạm hành chính nhưng các bến này vẫn ngang nhiên hoạt động và không chấp hành quy định về hoạt động bến thủy nội địa, thậm chí có bến còn gây khó khăn cho công tác hậu kiểm tra” – ông Cường chia sẻ.Ông Cường cũng kiến nghị, đề xuất các cơ quan cấp trên cần có những chỉ đạo, có sự phối hợp để cưỡng chế, giải tỏa xử lý nghiêm những bến không phép đang hoạt động tại đây.
Bến ông Cầu không có giấy phép nhìn từ phía cầu Đa Phúc |
Theo tìm hiểu của phóng viên, để diễn ra thực trạng này trên địa bàn là do nhiều đơn vị kinh doanh khoáng sản có uy tín trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong quá trình đấu thầu các đơn vị vận chuyển đã không thẩm định, kiểm tra kỹ hồ sơ dự thầu, để cho các đơn vị vận tải liên kết với các cảng không phép, giảm giá thành vận chuyển để nhận được những hợp đồng “béo bở” mà bất chấp pháp luật, vi phạm những quy định của cơ quan quản lý nhà nước.Để chấm dứt tình trạng này, đề nghị các đơn vị liên quan cần nhanh chóng vào cuộc xử lý mạnh tay, đem lại trật tự an toàn giao thông cho khu vực đê Chã và cảng Đa Phúc và cuộc sống của người dân nơi đây.
(Tổng hợp : http://m.vtc.vn/xe-qua-tai-ngang-nhien-len-xuong-cang-khong-phep-o-thai-nguyen.2.561632.htm#sthash.E1W551bC.dpuf)
0 Nhận xét
Post a Comment