TNTT-Sau gần 3 năm đi kiện vị Chủ tịch UBND huyện Đại Từ, trải qua 8 phiên tòa xét xử, tới nay, cựu chiến binh Nguyễn Văn Bắc (SN 1964, xóm 2, xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) vẫn tiếp tục cuộc hành trình mòn mỏi đi tìm công lý.
|
3 ô tô có giá trị hàng tỷ đồng bị thu giữ
chưa trao trả cho gia đình ông Bắc
Uẩn khúc
Năm 2010, mặc dù không có quyết định thu hồi đất nhưng cựu chiến binh Nguyễn Văn Bắc vẫn chấp thuận cho chính quyền huyện Đại Từ lập biên bản đo đếm tài sản chuẩn bị đền bù và giao gần 40.000 m2 đất cho chính quyền để triển khai thực hiện dự án khai thác quặng ở Núi Pháo. Tuy nhiên, sau đó, UBND Đại Từ lại không cấp đất tái định cư cho ông Bắc như đã hứa tại biên bản làm việc ngày 6-9-2012. Không còn đất sinh sống, sản xuất, ông Bắc phải quay về làm nhà tạm trên mảnh đất hợp pháp của mình tại xóm 2. Bức xúc vì cho rằng bị chính quyền huyện lừa, ông Bắc đã tố cáo ông Nguyễn Hải Đường- Chủ tịch UBND huyện Đại Từ với các cơ quan có thẩm quyền. Trong khi các khiếu nại chưa được xem xét giải quyết thì bất ngờ ngày 11-12-2012, UBND huyện Đại Từ tổ chức lực lượng đông đảo đến đập phá ngôi nhà tạm của ông Bắc. Lực lượng cưỡng chế còn tự ý thu nhiều tài sản hợp pháp của ông Bắc như: 3 xe ô tô tải, 1 máy phát điện, 3 tạ chè khô...với trị giá lên tới hàng tỷ đồng. Quá bức xúc, ông Bắc đã đâm đơn kiện ông Nguyễn Hải Đường ra Tòa.
Giai đoạn tiến hành tố tụng sơ thẩm vụ án hành chính kéo dài hơn 2 năm, trải qua 7 phiên tòa xét xử sơ thẩm nhưng những uẩn khúc của vụ kiện vẫn không được tòa án làm rõ. Đáng chú ý, quá trình giải quyết vụ án, hầu hết tài liệu Tòa án sử dụng làm chứng cứ là tài liệu đóng dấu sao của Phòng TN& MT, thậm chí chỉ là bản photo. Trong khi đó, theo quy định các tài liệu được coi là chứng cứ phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Đơn vị có thẩm quyền sao y chứng thực ở đây là UBND các cấp.
Nghi vấn chứng cứ có dấu hiệu bị giả mạo, ông Bắc cùng luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình đã liên tục yêu cầu TAND huyện Đại Từ tiến hành giám định tài liệu chứng cứ có trong vụ án, nhưng TAND huyện Đại Từ đã làm ngơ, cố tình tiến hành xét xử. Đặc biệt hơn, trong phiên xét xử sơ thẩm lần thứ 7, luật sư bảo vệ quyền lợi cho ông Bắc đã đề nghị ông Trần Văn Mỳ- Trưởng phòng TN&MT huyện Đại Từ phải xuất trình toàn bộ 47 đầu tài liệu mà ông Mỳ cho là tài liệu gốc. Ngoài ra, ngay tại phiên tòa, vị thẩm phán đã đọc, đối chiếu từng loại giấy tờ, xác định loại nào là bản chính, loại nào là bản sao chứng thực, bản photo. Tuy nhiên, không hiểu sao trong biên bản giao nhận tài liệu do thư ký phiên tòa lập lại chỉ xác nhận ông Mỳ nộp có 18 loại tài liệu và thực tế hồ sơ cũng chỉ thể hiện có 18 đầu tài liệu được giao nộp tại phiên tòa sơ thẩm. Còn 29 tài liệu quan trọng của vụ án đã biến mất khỏi hồ sơ. Kết quả, TAND huyện Đại Từ tuyên bác đơn kiện của ông Bắc.
Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 29-1-2015, các luật sư tiếp tục yêu cầu HĐXX dừng phiên tòa giám định 18 loại tài liệu vì nghi ngờ có sự giả mạo. Tuy nhiên, HĐXX cũng bỏ qua và tiếp tục đưa vụ án ra xét xử. Kết quả, HĐXX phúc thẩm vẫn tuyên y án sơ thẩm.
Dài cổ chờ công lý
Theo ông Bắc, khi UBND huyện Đại Từ tổ chức cưỡng chế, ông Bắc không nhận được bất cứ quyết định nào liên quan đến việc tổ chức cưỡng chế nhà, thậm chí cưỡng chế nhà khi cả gia đình ông đi vắng hết. Hiện tại các tài sản có giá trị tiền tỷ bị lực lượng chức năng thu giữ vẫn chưa được chính quyền trao trả lại và đã hư hại nặng. Cũng theo ông Bắc, sau cuộc họp ngày 6-9-2012, gia đình ông đã liên tục có đơn kiến nghị cấp đất tái định cư nhưng chính quyền làm ngơ không giải quyết.
Vì sao ông Bắc đã tiến hành kiểm đếm theo yêu cầu của UBND huyện Đại Từ (ngày 13-9-2012), nhưng đến nay vẫn chưa được đền bù, chưa cấp đất tái định cư? Vì sao nhà ông Bắc bị cưỡng chế, đập phá trong khi ông Bắc chưa nhận được quyết định thu hồi đất? Vì sao huyện lại căn cứ vào biên bản số 07 ngày 3-10-2012 cùng một căn nhà giả mạo do chính quyền xã Hà Thượng tạo ra để ban hành Quyết định xử phạt hành chính, quyết định cưỡng chế, hủy hoại tài sản đối với gia đình ông Bắc?…Trả lời những câu hỏi trên, ông Trương Mạnh Kiểm-Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Từ chỉ nêu ngắn gọn: "Tại buổi đối thoại ngày 6-9-2012, UBND huyện đã yêu cầu ông Bắc nếu có nhu cầu cấp đất tái định cư thì phải làm đơn đăng ký cấp đất tái định cư. Nhưng từ đó đến nay, ông Bắc không làm đơn đăng ký cấp đất tái định cư nên UBND huyện chưa có cơ sở để giao đất tái định cư cho ông Bắc…”, còn "các nội dung khác đã được Thanh tra tỉnh kết luận, Tòa án đã xét xử...”.
Theo Luật sư Ngô Tất Hữu, Văn phòng luật sư Thủ Đô: ông Bắc có quyền làm nhà ở trên đất thổ cư để đảm bảo sinh hoạt. Mặt khác, công trình của ông Bắc chỉ là nhà tạm, việc cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng của UBND huyện Đại Từ là không đúng quy định. Quá trình giải quyết của Tòa án có nhiều vi phạm .
(Tổng hợp: báo đại đoàn kết)
|
Home »
Kinh tế-Xã hội »
Bài viết đang xem:
Đại Từ:Công lý ở đâu?Người dân kêu cứu chính quyền các cấp thờ ơ
LIKE và SHARE nếu bài viết hữu ích |
|
|
0 Nhận xét
Post a Comment