TNTT-Theo nội dung vụ án, 3 thanh niên dính vào vòng lao lý vì tự hủy hoại tài sản của mình...
Theo dự kiến, giữa tháng 9/2015, TAND TP. Thái Nguyên sẽ đưa 3 đối tượng liên quan vụ án “hủy hoại tài sản” và “vu khống” ra xét xử. Đây là vụ án gây nhiều tranh cãi pháp lý về câu chuyện 3 thanh niên phải dính vòng lao lý vì tự hủy hoại tài sản của mình.
Trước đó, TAND TP. Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) đã mở tới 5 phiên tòa, nhưng chưa thể xét xử các bị cáo về tội “hủy hoại tài sản” và “vu khống”.
Nội dung bản cáo trạng của VKS cùng cấp cho thấy, khoảng giữa năm 2014, vì mâu thuẫn cá nhân nhóm của Nguyễn Văn Bình (ngụ tại Thái Bình) có kéo đến quầy cầm đồ của Nguyễn Văn Khương (địa chỉ tổ 10, phường Phú Xá, TP. Thái Nguyên). Tại đây, nhóm của Bình gồm 4 người đã dùng gậy lùa đánh người và đập phá cửa hàng của Khương. Trong đó có Nguyễn Văn Luân (nhóm của Khương – PV) bị vụt gậy vào đầu phải bỏ chạy.
Sau khi thoát khỏi sự truy đuổi của nhóm Bình, Luân đã gọi điện cho Đoàn Việt Dũng (cùng ngụ tại TP. Thái Nguyên) để nói cho Dũng biết sự việc. Sau đó, Dũng cùng em trai đến quầy cầm đồ của Khương. Đến nơi, Dũng nói tài sản đập phá của nhóm Bình chưa đủ để truy tố. Lập tức Khương cho người đi mượn một máy tính xách tay về, chiếc máy tính này này sau đó đã được Luân đập vỡ. Đồng thời nhóm của Khương cũng trình báo công an về hành vi hủy hoại của nhóm Bình tại quầy cầm đồ của mình, trong đó bao gồm cả hành vi phá hủy chiếc máy tính xách tay.
Thế nhưng, điều bất ngờ cho nhóm của Khương là các đối tượng đến đập phá không bị xử lý mà chính Khương Luân và Dũng phải tra tay vào còng số 8 và bị bắt tạm giam với các tội “hủy hoại tài sản” và “vu khống”.
Theo nội dung kết luận của VKS, trong vụ án này, Đoàn Việt Dũng là đồng phạm có vai trò là người xúi giục, Nguyễn Văn Khương và Nguyễn Văn Luân là đồng phạm có vai trò là những người thực hành, trực tiếp thực hiện tội phạm. Vì vậy, VKS xác định, các đối tượng trên phạm tội “hủy hoại tài sản” và “vu khống”.
Ngay sau khi được tại ngoại, bị cáo Đoàn Việt Dũng (SN 1983, phường Phú Xá, TP. Thái Nguyên) đã có đơn kêu oan với nội dung: Toàn bộ diễn biến sự việc các đối tượng trên đánh nhau và đập phá tài sản Dũng không có mặt ở đó và hoàn toàn không biết gì, sau khi chấm dứt sự việc Dũng mới có mặt, nhưng không hiểu tại sao Dũng lại bị cơ quan điều tra bắt tạm giam về hành vi “vu khống” và “hủy hoại tài sản”.
Theo Luật sư Lâm Văn Quang, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội: Sự việc Luân mượn máy tính của ai sau đó đập vỡ Dũng hoàn toàn không biết, Dũng cũng không bảo Luân lại đập vỡ máy tính để nhằm mục đích gì. Sau này vụ án được chuyển sang tòa án mới được biết, chiếc máy tính là của Lan người yêu Luân, chiếc máy tính này trước khi Lan cho mượn đã bị hỏng, không còn giá trị. Việc mượn tài sản giữa Lan và Khương là có thật và chiếc máy tính đã được chuyển giao quyền quản lý sử dụng giữa bên cho mượn và bên đi mượn nên việc Luân mang máy tính ra đập là vấn đề dân sự, không phải là tội phạm, kể cả trường hợp chiếc máy tính của Lan có giá trị sử dụng, chưa bị hỏng mà sau đó Luân mới đem đập vỡ thì cũng chỉ là trách nhiệm dân sự .
Ngoài ra, theo Luật sư Quang, việc các đối tượng đánh nhau, hủy tài sản ở quầy cầm đồ Khương Duy cho thấy Dũng không tham gia chứng kiến, không biết và cũng không xúi dục gửi đơn tố giác, vu khống ai là người hủy hoại tài sản, thế nhưng không hiểu sao lại bị cơ quan điều tra quy kết phạm hai tội trên.
Trong vụ án này, theo Luật sư Quang có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Bởi, Luân là người bị hại, bị các đối tượng khác đến quầy dùng hung khí gây thương tích, phải đi bệnh viện chữa trị. Luân đã có đơn đề nghị cơ quan điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người gây thương tích cho Luân nhưng cơ quan điều tra không xem xét xử lý mà lại bắt giam Luân về tội hủy hoại tài sản và vu khống, như vậy Luân từ bị hại trở thành bị cáo, còn các đối tượng gây thương tích cho Luân thì nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
(Tổng hợp:báo đời sống &pháp luật)
No comments:
Post a Comment