Thánh cô', 'Bồ tát giáng thế' ở Sông Công, Thái Nguyên lan truyền dậy sóng trên mạng ngoài đời 40 tuổi, có quá khứ không liên quan nghề thầy thuốc, từng buôn cá và nước mắm, thâm niên nhiều năm làm mát xa, tẩm quất.
Cổng vào được xd rộng lớn có cửa sắt và barie được bảo vệ nghiêm ngặt |
Cách trung tâm thành phố Sông Công (Thái Nguyên) khoảng 3km, ở xóm Tân Sơn, xã Vinh Sơn,“cơ ngơi” của Phạm Thị Phú, người phụ nữ đang "nổi danh" trên mạng xã hội với biệt hiệu “thánh cô chữa ung thư” rộng đến 5.000m2.
Nhưng khác hoàn toàn với những thông tin lan truyền trên mạng, đại bản doanh của "thánh cô chữa ung thư" có biển hoạt động với tên gọi “Cơ sở Ban Mai” chuyên về… tẩm quất, xoa bóp!.
Người dân từ các khắp tỉnh thành đổ về để nhờ "cô Phú" giúp đỡ
Cơ sở tẩm quất, xoa bóp này tọa lạc trên nửa quả đồi được san gạt để tạo mặt bằng. Nửa phía sau vẫn xanh um những cây đồi như keo, mỡ. Đây là cơ sở mở rộng của chủ nhân từ 2012. Trước đó, “phòng khám” của "cô Phú" đặt ở tổ 12, phường Thắng Lợi, thành phố Sông Công. Do chật chội và số lượng người đến quá lớn, chủ cơ sở phải tìm địa điểm rộng lớn hơn.
Khác hẳn với hình dung về nơi chữa bệnh đậm màu mê tín dị đoan hay có điện thờ, phủ thờ sơn son thếp vàng, mù mịt nhang khói, cơ ngơi của "thánh cô" Phạm Thị Phú khá giản đơn, thậm chí có phần tạm bợ.
Khu nhà chính rộng chừng trăm mét, khoảng sân rộng đổ xi-măng được phủ mái tôn để che mưa nắng. Đây cũng là nơi để các “khách hàng” đến để được phục vụ xoa bóp, tẩm quất.
Ba gian nhà cấp bốn sạch sẽ hơn, được dung làm phòng khách và có thể là nơi nghỉ ngơi của “cô Phú”. Cổng vào khá rộng, được láng xi-măng. Phía sau hai cánh cổng sắt to là một chiếc barie... bằng tre.
Nhiều người phải chầu chực từ 5 giờ sáng
Xe ô tô của khách ngoại tỉnh đỗ thành một hàng dài ngoài đường. Những hôm ít khách, xe máy được để trong sân, có tổ bảo vệ trông giữ. Những hôm ít khách, xe máy được để trong sân, có tổ bảo vệ trông giữ.
Một chiếc bàn gỗ ở mé phải của khu nhà chính, hai nhân viên nữ đảm nhận công việc ghi tên, đăng ký phiếu cho khách. Bên mé trái của tòa nhà chính, la liệt các thức hàng như nước lọc, khăn, trứng luộc, bánh… để phục vụ người nhà bệnh nhân.
Cơ sở này có khoảng chục nhân viên giúp việc, đảm trách các công việc bảo vệ, trông xe, dọn vệ sinh, bán hàng nước, sắp xếp lượt cho người đăng ký.
Thời điểm PV VietNamNet có mặt (15/9), trong khoảng sân rộng, hàng trăm người dân ở mọi độ tuổi, già trẻ lớn bé đã có mặt để chờ đến lượt xoa bóp. Một không khí vừa trang nghiêm, vừa lộn xộn bao trùm.
"Thánh cô" có đủ các bệnh nhân
Vẻ lo lắng hiện rõ trên gương mặt những người ngồi xếp bằng trên mặt sân được trải chiếu. Nhưng họ ít nhất còn hơn rất nhiều người, để đến lượt đã phải chầu chực từ 5 giờ sáng, thậm chí nhiều người phải ở trọ lại thành phố Sông Công để được đến lượt.
Từ "Phú cá" đến người "nổi tiếng"
Không phải cho đến khi mạng xã hội "dậy sóng" vì bức ảnh chụp hàng trăm người cởi trần nằm hàng dài để chờ "cô Phú" chữa bệnh thì cơ sở Ban Mai mới "nổi tiếng", "quá tải" khách hàng. "Thánh cô" giẫm đạp chữa ung thư thực tế đã hành nghề từ hơn chục năm nay.
Theo tìm hiểu, người phụ nữ được phong "thánh cô" chữa bệnh sinh năm 1972, lấy chồng ở Mỏ Chè, thành phố Sông Công, có con cái trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định. Người dân ở Sông Công hay gọi người phụ nữ này là "Phú cá” - biệt hiệu gắn liền với nghề buôn cá và nước mắm trước đây.
Người dân ở Sông Công không ai không biết đến cơ sở của "cô Phú" chữa bệnh.
Và chính quyền cũng không xa lạ. Ông Nguyễn Quý Luân, Phó phòng VHTTDL thành phố Sông Công cho hay, sự nổi tiếng của cơ sở này thậm chí vượt ra ngoài Thái Nguyên, không ít khách hàng đến từ khắp mọi miền cả nước, thậm chí người ở nước ngoài cũng tìm về “nhờ
Khi được hỏi: cơ sở hoạt động này có vi phạm pháp luật hay không, bởi như tin đồn, chủ cơ sở Phạm Thị Phú đã được “phong thần phong thánh”, được người bệnh “tung hô” như một người siêu phàm…, ông Luân lại khẳng định không có chuyện này.
Năm 2014, đoàn liên ngành của thành phố Sông Công từng đi kiểm tra cơ sở hoạt động của Phạm Thị Phú nhưng cơ sở này xuất trình đầy đủ giấy phép kinh doanh, hoạt động, biên bản kiểm tra định kỳ.
"Góc độ cơ quan quản lý văn hóa, chúng tôi thấy cơ sở này không có đền thờ, bàn thờ, hương khói… như những cơ sở khám chữa bệnh của những “thần y” ở nhiều vùng miền khác mượn thần mượn thánh để hành nghề như báo chí đã phản ánh. Người dân tìm đến, họ cũng không mang theo lễ vật, đồ cúng hay hương khói, cầu khấn gì cả” - ông Luân nói với VietNamNet.
Ông Nguyễn Xuân Nhân, Trưởng phòng LĐTBXH thành phố Sông Công cũng cho hay cơ sở này không vi phạm về luật lao động, chưa có bất kỳ điều tiếng gì về an toàn cháy nổ, vệ sinh môi trường hay mất trật tự trị an.
Ô tô xếp hàng dài chờ vào khám bệnh
“Mạng xã hội ầm ĩ về bức ảnh hàng trăm người nằm úp, cởi trần để chờ được chữa bệnh. Tôi cũng không nghĩ cơ sở ấy lại đông người tìm đến như thế. Cũng có nhiều người là bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối” - ông Nhân nói.
Đến phòng y tế thành phố Sông Công, chị Trần Thị Anh Đào, một cán bộ phòng y tế thẳng thắn, từ hơn hai năm nay, phòng y tế không có vai trò quản lý về chuyên môn đối với cơ sở này nữa, vì giấy phép kinh doanh của cơ sở này không phải là chữa bệnh!
"Họ được cấp phép hoạt động tẩm quất, mát-xa… chứ không phải chữa bệnh"- chị Đào khẳng định. Cán bộ y tế cơ sở này còn cho hay, “họ cũng không bán thuốc đông y hay tây y cho bệnh nhân. Nếu chỉ cần có những hoạt động này, phòng y tế thành phố Sông Công sẽ trực tiếp quản lý, giám sát ngay”.
(Theo tin Vietnamnet)
No comments:
Post a Comment